Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hay không?
- Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hay không?
- Chủ thể nào có quyền kiểm tra hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ?
- Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có bao nhiêu thành viên?
Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hay không?
Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 25 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Chậm nhất 30 ngày trước khi tổ chức tự nghiệm thu, đánh giá, chủ nhiệm nhiệm vụ phải nộp hồ sơ nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 Điều 26 Thông tư này cho Tổ chức chủ trì để tiến hành đánh giá, nghiệm thu.
2. Nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 28 Thông tư này.
3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ tổ chức tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện. Việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được vận dụng các quy định đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp bộ tại các Điều 26, 27, 28 Thông tư này.
4. Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá.
Theo đó, căn cứ trên quy định trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá thì tổ chức chủ trì được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ.
Dẫn chiếu theo Điều 26 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ gồm những nội dung sau:
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp bộ của Tổ chức chủ trì theo mẫu M48-CVNT.
- Báo cáo tổng hợp theo mẫu M45-HDBCTH, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu M46-HDBCTT.
- Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính của nhiệm vụ, các báo cáo nội dung khoa học theo mẫu M44-HDBCND.
- Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
- Các văn bản xác nhận; tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, đào tạo; văn bản xác nhận về khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu tại cơ quan, tổ chức tiếp nhận kết quả nghiên cứu theo thuyết minh phê duyệt.
- Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…), sổ nhật ký.
- Báo cáo sản phẩm đã được chuyển giao, ứng dụng vào thực tế (nếu có) theo mẫu M56-BCSPUD.
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí theo mẫu M43-BCSDKP.
- Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu M42-KQTĐG.
- Hồ sơ tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại cấp cơ sở: Quyết định thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở; biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở; bài nhận xét của các thành viên hội đồng.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Chủ thể nào có quyền kiểm tra hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ?
Theo Điều 27 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
1. Chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Vụ Khoa học và Công nghệ quản lý, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm nộp hồ sơ để tiến hành đánh giá, nghiệm thu cấp bộ.
2. Hồ sơ được gửi qua trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ (dạng PDF, không đặt mật khẩu) gồm các hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, đăng tải thông tin về việc đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định: Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Vụ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo cho chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì để bổ sung, hoàn thiện;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định: Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ. Thông tin đăng tải bao gồm:
Thông tin chung về nhiệm vụ: Tên, mã số, kinh phí, thời gian thực hiện; tổ chức chủ trì nhiệm vụ, chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện chính nhiệm vụ;
Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu.
4. Việc nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ do Tổng cục, Cục quản lý quản lý được vận dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này để thực hiện.
Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, đồng thời đăng tải thông tin về việc đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định: Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Vụ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo cho chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì để bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định: Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ. Thông tin đăng tải bao gồm:
+ Thông tin chung về nhiệm vụ: Tên, mã số, kinh phí, thời gian thực hiện; tổ chức chủ trì nhiệm vụ, chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện chính nhiệm vụ;
+ Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu.
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 2 Điều 28 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ;
Thành phần Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ;
- Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Tổng cục, Cục;
- 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia có chuyên môn phù hợp;
- 01 ủy viên là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- 01 ủy viên, thư ký khoa học là chuyên viên Vụ Khoa học và Công nghệ;
- 01 ủy viên là đại diện cho tổ chức tiếp nhận kết quả nghiên cứu;
- Các ủy viên khác là chuyên gia khoa học và công nghệ có chuyên môn phù hợp;
+ Thành viên là đại diện cho tổ chức tiếp nhận kết quả nghiên cứu và các chuyên gia do Vụ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và mời phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể. Các chuyên gia có chuyên môn phù hợp và am hiểu về nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ, trong đó 02 ủy viên phản biện phải là chuyên gia có chuyên môn phù hợp và am hiểu về nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ;
+ Hội đồng có thể có 01 thành viên là người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhưng thành viên này không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học;
+ Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần Hội đồng khác với quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.