Tổ chức cần phải giao nộp những dữ liệu về địa chất và khoáng sản nào theo quy định? Ai có quyền thu nhận dữ liệu về địa chất và khoáng sản?
Tổ chức cần phải giao nộp những dữ liệu về địa chất và khoáng sản nào theo quy định?
Tổ chức cần phải giao nộp những dữ liệu về địa chất và khoáng sản nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 12/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Dữ liệu về địa chất, khoáng sản giao nộp
1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (Báo cáo địa chất);
2. Hồ sơ xây dựng chiến lược, quy hoạch; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
3. Hồ sơ chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về địa chất và khoáng sản;
4. Hồ sơ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
5. Hồ sơ khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia, khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực có khoáng sản độc hại;
6. Kết quả thống kê; kiểm kê trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Theo đó, căn cứ trên quy định tổ chức cần phải giao nộp những dữ liệu về địa chất sau đây:
- Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (Báo cáo địa chất);
- Hồ sơ xây dựng chiến lược, quy hoạch; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
- Hồ sơ chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về địa chất và khoáng sản;
- Hồ sơ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
- Hồ sơ khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia, khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực có khoáng sản độc hại;
- Kết quả thống kê; kiểm kê trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Báo cáo địa chất được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2013/TT-BTNMT quy định như sau
Giao nộp dữ liệu về địa chất, khoáng sản
1. Giao nộp báo cáo địa chất
a) Báo cáo địa chất là thông tin về địa chất, khoáng sản của một đề án, dự án nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận tính hợp pháp và giá trị thông tin trong báo cáo. Báo cáo địa chất bao gồm tài liệu tổng hợp, tài liệu nguyên thủy và các mẫu vật (nếu có).
Tài liệu tổng hợp gồm: thuyết minh và các tài liệu tổng hợp được trình bày dưới dạng phụ lục, bản đồ, ảnh minh họa thể hiện đầy đủ các kết quả thực hiện;
Tài liệu nguyên thủy là các loại tài liệu được thu thập tại thực địa, bao gồm: các loại nhật ký, sổ thực địa, các loại bản đồ, thiết đồ, sơ đồ, ảnh chụp, băng, đĩa; các kết quả đo đạc;
b) Báo cáo địa chất sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được nộp vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tổ chức thăm dò khoáng sản có trách nhiệm nộp báo cáo địa chất vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.
Số lượng giao nộp: 02 bộ tài liệu in trên giấy và 01 bộ ở dạng tài liệu lưu trữ điện tử.
Hình thức, quy cách Báo cáo địa chất giao nộp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, báo cáo địa chất được hiểu là thông tin về địa chất, khoáng sản của một đề án, dự án nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận tính hợp pháp và giá trị thông tin trong báo cáo.
- Báo cáo địa chất bao gồm tài liệu tổng hợp, tài liệu nguyên thủy và các mẫu vật (nếu có).
+ Tài liệu tổng hợp gồm: thuyết minh và các tài liệu tổng hợp được trình bày dưới dạng phụ lục, bản đồ, ảnh minh họa thể hiện đầy đủ các kết quả thực hiện;
+ Tài liệu nguyên thủy là các loại tài liệu được thu thập tại thực địa, bao gồm: các loại nhật ký, sổ thực địa, các loại bản đồ, thiết đồ, sơ đồ, ảnh chụp, băng, đĩa; các kết quả đo đạc;
- Báo cáo địa chất sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được nộp vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tổ chức thăm dò khoáng sản có trách nhiệm nộp báo cáo địa chất vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.
Số lượng giao nộp: 02 bộ tài liệu in trên giấy và 01 bộ ở dạng tài liệu lưu trữ điện tử.
Hình thức, quy cách Báo cáo địa chất giao nộp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ai có quyền thu nhận dữ liệu về địa chất và khoáng sản?
Theo Điều 5 Thông tư 12/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Thu nhận dữ liệu về địa chất, khoáng sản
1. Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra dữ liệu về địa chất, khoáng sản được giao nộp.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các dữ liệu giao nộp theo kết quả đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt, công bố hoặc công nhận, thông qua;
b) Kiểm tra tính thống nhất của dữ liệu ở dạng tài liệu in trên giấy với dữ liệu ở dạng điện tử;
c) Kiểm tra về hình thức, quy cách các loại dữ liệu giao nộp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận dữ liệu, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất hoàn thành việc kiểm tra và lập biên bản kiểm tra, cấp Giấy xác nhận giao nộp dữ liệu về địa chất, khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân đã giao nộp dữ liệu.
Trường hợp dữ liệu giao nộp chưa đạt yêu cầu theo quy định, biên bản kiểm tra phải nêu rõ các yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện. Trong trường hợp không thống nhất giữa bên giao và bên nhận, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Giấy xác nhận giao nộp dữ liệu về địa chất, khoáng sản theo Mẫu số 10 của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, căm cứ quy định trên thì Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra dữ liệu về địa chất và khoáng sản được giao nộp.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các dữ liệu giao nộp theo kết quả đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt, công bố hoặc công nhận, thông qua;
- Kiểm tra tính thống nhất của dữ liệu ở dạng tài liệu in trên giấy với dữ liệu ở dạng điện tử;
- Kiểm tra về hình thức, quy cách các loại dữ liệu giao nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.