Tổ chức các phiên chợ hàng Việt trong Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo quy định mức hỗ trợ kinh phí tối đa là bao nhiêu?
- Tổ chức các phiên chợ hàng Việt trong Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo quy định mức hỗ trợ kinh phí tối đa là bao nhiêu?
- Quy định về việc lập và phân bổ dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia ra sao?
- Chấp hành dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đối với Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được thực hiện thế nào?
Tổ chức các phiên chợ hàng Việt trong Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo quy định mức hỗ trợ kinh phí tối đa là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 171/2014/TT-BTC về phạm vi và mức hỗ trợ kinh phí đối với Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, cụ thể:
* Tổ chức phiên chợ hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí vận chuyển;
- Chi phí thuê mặt bằng, dàn dựng gian hàng, điện nước, an ninh, vệ sinh;
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệ thống phân phối hàng hóa;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 150 triệu đồng/1 phiên. Riêng đối với phiên chợ đưa hàng Việt ra hải đảo mức hỗ trợ tối đa là 200 triệu đồng/1 phiên.
* Tổ chức và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
(1) Tổ chức phiên chợ hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới:
- Chi phí xin giấy phép chính quyền sở tại (tổ chức tại các tỉnh ở nước ngoài có biên giới với Việt Nam);
- Chi phí thuê mặt bằng, trang trí tổng thể, dàn dựng gian hàng, điện nước, an ninh, vệ sinh;
- Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệ thống phân phối hàng hóa;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 300 triệu đồng/1 phiên.
(2) Chi phí hành chính phải nộp thực tế cho cơ quan cấp phép để mở văn phòng đại diện tại các tỉnh nước ngoài có chung biên giới với Việt Nam.
* Chi hỗ trợ “Xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu của Việt Nam và các nước có chung biên giới”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Chi phí mua tư liệu;
- Chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu;
- Chi phí xuất bản và phát hành;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 1 triệu đồng/1 đơn vị đăng ký và nhận thông tin.
* Chi hỗ trợ “Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế, chi phí các thủ tục hành chính, thẩm tra phê duyệt nhằm xây dựng bến bãi vận tải, giao nhận, tập kết hàng hoá, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu tại các cửa khẩu khu vực biên giới.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 350 triệu đồng/1 cụm, điểm quy hoạch.
* Chi hỗ trợ “Tổ chức hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu”: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí:
- Tổ chức giao dịch: Thuê hội trường, thiết bị, trang trí, đón tiếp, tài liệu, phiên dịch;
- Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 1 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
* Chi hỗ trợ “Các hoạt động nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hoá qua biên giới và thương nhân tại các khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo”:
Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, các chủ nhiệm hợp tác xã và thương nhân vùng biên giới, miền núi và hải đảo về công tác quản lý chợ, khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức mua bán tiêu thụ sản phẩm vùng biên giới, miền núi và hải đảo và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ.
* Chi hỗ trợ “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo”: Hỗ trợ 100% các chi phí:
- Chi phí thiết kế, xây dựng nội dung chiến lược truyền thông;
- Chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 50 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.
Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo (Hình từ Internet)
Quy định về việc lập và phân bổ dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 171/2014/TT-BTC quy định:
- Hàng năm thì Bộ Công Thương xây dựng dự toán kinh phí Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (bao gồm dự toán do Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện và kinh phí ký hợp đồng đối với các Đơn vị chủ trì) và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành.
- Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình, phân bổ kinh phí chi tiết theo từng Đơn vị chủ trì và nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 171/2014/TT-BTC, Điều 6 Thông tư 171/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 171/2014/TT-BTC bảo đảm nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án của Chương trình không vượt quá dự toán được giao, gửi Bộ Tài chính thẩm định.
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thực hiện giao dự toán cho Cục Xúc tiến thương mại (bao gồm kinh phí Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện và kinh phí ký hợp đồng đối với các Đơn vị chủ trì).
Chấp hành dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đối với Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được thực hiện thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 171/2014/TT-BTC quy định về chấp hành dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đối với Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia thì:
* Căn cứ dự toán chi ngân sách được Bộ Công Thương giao, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện kiểm soát chi theo quy định hiện hành (hiện nay là Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính) và quy định tại Thông tư này. (Thông này đã hết hiệu lực và thay thế bằng Thông tư 62/2020/TT-BTC)
(1) Tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với trường hợp Cục Xúc tiến thương mại ký hợp đồng với các Đơn vị chủ trì:
- Tạm ứng kinh phí hỗ trợ:
+ Hồ sơ bao gồm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình theo các nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương giao dự toán cho Cục Xúc tiến thương mại; hợp đồng thực hiện đề án của Cục xúc tiến thương mại với các Đơn vị chủ trì;
+ Mức được tạm ứng tối đa: 70% dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ trên cơ sở tiến độ thực hiện. Trường hợp hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện dịch vụ ngoài nước, nếu phía nước ngoài yêu cầu đặt cọc 100% giá trị hợp đồng thì mức tạm ứng bằng 100% dự toán được duyệt.
- Thanh toán kinh phí hỗ trợ, hồ sơ bao gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng thực hiện đề án của Cục xúc tiến thương mại với các Đơn vị chủ trì;
- Các Đơn vị chủ trì tạm ứng và thanh toán kinh phí hỗ trợ tại Kho bạc nhà nước theo qui định hiện hành. Mức được tạm ứng tối đa: 70% dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ trên cơ sở tiến độ thực hiện. Trường hợp hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện dịch vụ ngoài nước, nếu phía nước ngoài yêu cầu đặt cọc 100% giá trị hợp đồng thì mức tạm ứng bằng 100% dự toán được duyệt.
(2) Tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với trường hợp Cục xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện Chương trình:
- Tạm ứng và thanh toán: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.
- Mức được tạm ứng tối đa: 70% dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ trên cơ sở tiến độ thực hiện. Trường hợp hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện dịch vụ ngoài nước, nếu phía nước ngoài yêu cầu đặt cọc 100% giá trị hợp đồng thì mức tạm ứng bằng 100% dự toán được duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.