Tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn bổ sung iod chỉ được phép sử dụng nguyên liệu gì để bổ sung vào muối ăn?

Các yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn bổ sung iod được thử theo những phương pháp nào? Tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn bổ sung iod chỉ được phép sử dụng nguyên liệu gì để bổ sung vào muối ăn? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Muối ăn bổ sung iod là gì?

Muối ăn bổ sung iod được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với muối iod.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán muối iod.
2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt
3.1. Muối ăn: là sản phẩm dạng tinh thể có thành phần chủ yếu là NaCl. Sản phẩm này thu được từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ muối.
3.2. Muối iod: là sản phẩm muối sản xuất từ muối ăn được bổ sung iod, dùng cho phòng bệnh, chữa bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu iod.
3.3. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống.

Như vậy, muối ăn bổ sung iod là sản phẩm muối sản xuất từ muối ăn được bổ sung iod, dùng cho phòng bệnh, chữa bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu iod.

Tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn bổ sung iod chỉ được phép sử dụng nguyên liệu gì để bổ sung vào muối ăn?

Muối ăn bổ sung iod là gì? (Hình từ Internet)

Muối ăn bổ sung iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn bổ sung iod được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Yêu cầu kỹ thuật đối với muối iod
Muối iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định dưới đây:
Muối ăn bổ sung iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào?

Như vậy, muối ăn bổ sung iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định như trên.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn bổ sung iod được thử theo những phương pháp nào?

Phương pháp thử được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod như sau:

PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU
1. Phương pháp thử
Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp khác có giá trị tương đương.
1.1. Hàm lượng NaCl: thử theo phương pháp AOAC 925.57 “Constituents in salt”.
1.2. Hàm lượng iot: thử theo TCVN 6341:1998 “Muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iot” hoặc phương pháp AOAC 925.56 “Iodine in iodized salt”.
1.3. Hàm lượng chất không tan trong nước: theo TCVN 3973-84 “Muối ăn”.
1.4. Hàm lượng Arsen: thử theo phương pháp ECSS/SC 311-1982 “Xác định hàm lượng arsen – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử bạc diethyldithiocarbamat”.
1.5. Hàm lượng Đồng: thử theo phương pháp ECSS/SC 144-1977 “Xác định hàm lượng đồng – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử kẽm dibensyldithiocarbamat”.
1.6. Hàm lượng Chì: thử theo phương pháp ECSS/SC 313-1982 “Xác định tổng hàm lượng chì - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
1.7. Hàm lượng Cadmi: thử theo phương pháp ECSS/SC 314-1982 “Xác định tổng hàm lượng cadmi - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
1.8. Hàm lượng thủy ngân: thử theo phương pháp ECSS/SC 312-1982 “Xác định tổng hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh”.
2. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định, các yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn bổ sung iod được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp khác có giá trị tương đương.

(1) Hàm lượng NaCl: thử theo phương pháp AOAC 925.57 “Constituents in salt”.

(2) Hàm lượng iot: thử theo TCVN 6341:1998 “Muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iot” hoặc phương pháp AOAC 925.56 “Iodine in iodized salt”.

(3) Hàm lượng chất không tan trong nước: theo TCVN 3973-84 “Muối ăn”.

(4) Hàm lượng Arsen: thử theo phương pháp ECSS/SC 311-1982 “Xác định hàm lượng arsen – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử bạc diethyldithiocarbamat”.

(5) Hàm lượng Đồng: thử theo phương pháp ECSS/SC 144-1977 “Xác định hàm lượng đồng – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử kẽm dibensyldithiocarbamat”.

(6) Hàm lượng Chì: thử theo phương pháp ECSS/SC 313-1982 “Xác định tổng hàm lượng chì - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.

(7) Hàm lượng Cadmi: thử theo phương pháp ECSS/SC 314-1982 “Xác định tổng hàm lượng cadmi - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.

(8) Hàm lượng thủy ngân: thử theo phương pháp ECSS/SC 312-1982 “Xác định tổng hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh”.

Tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn bổ sung iod chỉ được phép sử dụng nguyên liệu gì để bổ sung vào muối ăn?

Việc sản xuất muối ăn bổ sung iod được quy định tại tiểu mục 1 Mục V Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất muối iod chỉ được phép sử dụng kali iodat để bổ sung vào muối ăn theo quy định của Quy chuẩn này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh muối iod phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng muối iod sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với quy định của quy chuẩn này và các quy định của pháp luật.

Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất muối ăn bổ sung iod chỉ được phép sử dụng kali iodat để bổ sung vào muối ăn theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,741 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào