Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì?

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì? Mẫu sổ theo dõi việc nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con là mẫu nào? câu hỏi của anh H (Hồ Chí Minh).

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì?

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;

- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16D thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì?

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì? (hình từ internet)

Mẫu sổ theo dõi việc nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con là mẫu nào?

Mẫu sổ theo dõi việc nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con là Mẫu số 16D thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Tải về Mẫu sổ theo dõi việc nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con.

Một số lưu ý khi lập sổ theo dõi việc nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con:

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

- Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc mùa sinh sản của động vật.

- Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.

Thế nào là động vật rừng thông thường?

Động vật rừng thông thường được giải thích tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
6. Dẫn xuất của các loài động vật, thực vật là toàn bộ các dạng vật chất được chiết xuất ra từ động vật, thực vật, gồm: máu, xạ, dịch, mật, mỡ của động vật; nhựa, tinh dầu, dịch chiết từ thực vật.
7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bao gồm động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó.
8. Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
9. Khai thác mẫu vật loài động vật, thực vật là hoạt động lấy mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã trong môi trường tự nhiên.
10. Vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.
11. Không vì mục đích thương mại là các hoạt động phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, nhân nuôi bảo tồn, nuôi làm cảnh, cứu hộ, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các cơ quan quản lý CITES.
12. Vườn động vật là nơi sưu tập, nuôi giữ các loài động vật hoang dã nhằm mục đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
13. Vườn thực vật là nơi sưu tập, chăm sóc các loài thực vật hoang dã phục vụ mục đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
14. Nhập nội từ biển là hoạt động đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
...

Như vậy có thể hiểu, động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,217 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào