Tổ bầu hòa giải viên có được phép tự lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên hay không?
- Tổ bầu hòa giải viên có được phép tự lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên hay không?
- Khi có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên thì đối tượng nào có trách nhiệm giải quyết?
- Trong trường hợp nào thì việc giữ bí mật thông tin đời tư của các bên trong hòa giải sẽ không được thực hiện?
Tổ bầu hòa giải viên có được phép tự lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên hay không?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về bầu hòa giải viên như sau:
Bầu hòa giải viên
1. Chuẩn bị bầu hòa giải viên:
a) Trong thời hạn 20 ngày, trước ngày dự kiến bầu hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận dự kiến những người được bầu làm hòa giải viên; thống nhất thời gian bầu hòa giải viên; quyết định hình thức bầu hòa giải viên; quyết định danh sách Tổ bầu hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm phó tổ trưởng, một số trưởng các chi, tổ, hội của thôn, tổ dân phố là thành viên.
Tổ bầu hòa giải viên lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên (sau đây gọi tắt là danh sách bầu hòa giải viên) sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên.
Trường hợp thành lập Tổ hòa giải mới, danh sách bầu hòa giải viên ít nhất bằng với số lượng hòa giải viên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, danh sách bầu hòa giải viên phải có người dân tộc thiểu số;
Như vậy, Tổ bầu hòa giải viên lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên (sau đây gọi tắt là danh sách bầu hòa giải viên) sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên.
Hay nói cách khác, tổ bầu hòa giải viên không phép tự lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên mà không thực hiện trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên.
Tổ bầu hòa giải viên có được phép tự lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên hay không? (Hình từ Internet)
Khi có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên thì đối tượng nào có trách nhiệm giải quyết?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về bầu hòa giải viên như sau:
Bầu hòa giải viên
...
Trường hợp thành lập Tổ hòa giải mới, danh sách bầu hòa giải viên ít nhất bằng với số lượng hòa giải viên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, danh sách bầu hòa giải viên phải có người dân tộc thiểu số;
b) Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại thôn, tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết.
2. Tổ chức bầu hòa giải viên:
a) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau:
Như vậy, danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại thôn, tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết.
Trong trường hợp nào thì việc giữ bí mật thông tin đời tư của các bên trong hòa giải sẽ không được thực hiện?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
Như vậy, việc giữ bí mật thông tin đời tư của các bên trong hòa giải sẽ không được thực hiện trong trường hợp:
- Hòa giải viên có nghĩa vụ phải thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
- Hòa giải viên có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
Lưu ý: các bên theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.