Tính toán khoảng cách an toàn về chấn động khi khoan nổ mìn được thực hiện theo công thức nào? Mỏ khai thác đá phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với nhà dân là bao nhiêu mét?

Tôi muốn hỏi mỏ khai thác đá lộ thiên tự nhiên phải đảm bảo khoảng cách với nhà dân tối thiểu là bao nhiêu mét. Khi thực hiện khoan nổ mìn trong khai thác thì việc tính toán khoảng cách chấn động khi nổ mìn được tính theo công thức nào? Anh Tân từ Bình Dương thắc mắc.

Mỏ khai thác đá phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với nhà dân là bao nhiêu mét?

Căn cứ Điều 4 QCVN 04: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT quy định về nơi làm việc như sau:

Quy định về nơi làm việc
1. Ở những nơi làm việc đông người hoặc vị trí nguy hiểm phải có biển cảnh báo về an toàn, đề phòng tai nạn.
Nơi làm việc trong các trạm, phòng máy cố định hoặc di động phải có bảng chỉ dẫn (nội quy tóm tắt) về kỹ thuật an toàn; nội quy đó phải được Giám đốc mỏ duyệt.
Biển cảnh báo, chỉ dẫn, nội quy phải treo ở nơi dễ thấy, dễ quan sát, rõ ràng.
1.1. Những nơi nguy hiểm, đường đi lại không đảm bảo an toàn hoặc có thể xảy ra tai nạn phải có rào ngăn và biển báo.
1.2. Nơi làm việc, công trình trong phạm vi khai trường phải thực hiện theo đúng quy định an toàn và phòng chống cháy; khoảng cách đến khu vực khai thác tối thiểu là 500m, phải ở ngoài vùng nguy hiểm của bán kính nổ mìn đã được quy định trong thiết kế.
Không được làm nhà hoặc công trình trong khu vực bãi thải đã được thiết kế, phê duyệt.
1.3. Khi làm việc ở những vùng có khả năng sụt lún do các công trình hầm lò hoặc hang động gây ra thì phải áp dụng những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, đồng thời phải quan trắc thường xuyên trạng thái biến động của các bờ mép, nền tầng. Nếu thấy đất đá có hiện tượng dịch chuyển phải dừng ngay công việc ở những vị trí đó
Khi khai thác ở các khu vực có khả năng tụt lở, phay phá phải có những biện pháp an toàn phù hợp, được xét duyệt.
1.4. Xung quanh khai trường phải có đê hoặc bờ ngăn nước để không cho nước chảy vào mỏ hoặc phải đào mương thoát nước, tiết diện mương đảm bảo thoát được lượng nước tối đa trong mùa mưa.
Khi đất đá mỏ ngậm lượng nước lớn, phải nghiên cứu và thi hành những biện pháp phù hợp để làm khô đất đá, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
1.5. Đường đi lại trong mỏ (đường nội bộ) phải cắt qua đường sắt hoặc đường ôtô, thì phải thực hiện theo quy định của giao thông đường bộ và được cấp có thẩm quyền cho phép, phải có chỉ dẫn, biển báo, có chiếu sáng khi trời tối.
1.6. Khi làm việc trên sườn dốc và cao hơn hai mét so với chân tầng, người lao động phải đeo dây an toàn. Dây an toàn không được để trùng quá 0,5 m. Vị trí để buộc dây an toàn phải đảm bảo chắc chắn, ở ngay phía trên người làm việc.
Đai da, xích hoặc dây giữ đai phải được thử trọng tải tĩnh bằng 300 kg với thời gian 05 min. Đai da, xích phải thử ít nhất một tháng một lần; dây thừng thử một tuần một lần trước khi sử dụng.
Cấm người và máy móc làm việc đồng thời tại vị trí theo phương thẳng đứng ở tầng trên và tầng dưới liền kề hoặc những nơi có hàm ếch, đá treo.
1.7. Khi khai thác mỏ đồng thời bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò phải thi hành những giải pháp kỹ thuật an toàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các mỏ lộ thiên đào lò, sử dụng khai thác hầm lò thì phải tuân theo đúng quy định về khai thác mỏ hầm lò hiện hành (Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thach TCN 14.06.2006).
...

Theo quy chuẩn kỹ thuật nêu trên thì mỏ khai thác đá phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với nhà dân là 500 m.

Tính toán khoảng cách an toàn về chấn động khi khoan nổ mìn được thực hiện theo công thức nào? Mỏ khai thác đá phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với nhà dân là bao nhiêu mét?

Tính toán khoảng cách an toàn về chấn động khi khoan nổ mìn được thực hiện theo công thức nào? Mỏ khai thác đá phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với nhà dân là bao nhiêu mét?

Công tác khoan nổ mìn ở mỏ khai thác đá lộ thiên phải đáp ứng được những quy định nào?

Căn cứ Điều 12 QCVN 04:2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên do Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT quy định về công tác khoan nổ mìn như sau:

Quy định về khoan nổ mìn
1. Công tác khoan nổ mìn ở mỏ lộ thiên phải tuân theo đúng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật lỉệu nổ công nghiệp, mã hiệu QCVN: 02:2008/ BCT.
2. Công tác khoan nổ mìn ở mỏ lộ thiên phải thực hiện theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải có hộ chiếu khoan, hộ chiếu nổ mìn.
3. Các tài liệu trắc địa, địa chất phục vụ cho khoan nổ mìn:
a) Phải thành lập theo đúng các quy trình, quy phạm hiện hành về công tác trắc địa và địa chất;
b) Tính chất cơ lý của đất đá và khoáng sản phải được dựa trên tài liệu chính thức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp số liệu trên chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ phải lấy mẫu thử nghiệm theo quy định hiện hành.
4. Không được phép lập hộ chiếu khoan nổ mìn theo tài liệu địa chất, trắc địa giả định hoặc suy diễn từ các tài liệu khác.
5. Chiều sâu lỗ khoan và khoảng cách giữa các lỗ khoan với nhau phải được đo bằng dụng cụ đo đạc hợp quy.
6. Việc nổ mìn trong mỏ phải do đội mìn chuyên nghiệp thực hiện.

Theo đó, công tác khoan nổ min tại mỏ khai thác đá lộ thiên phải đáp ứng được các quy định nêu trên.

Tính toán khoảng cách an toàn về chấn động khi khoan nổ mìn được thực hiện theo công thức nào?

Theo Phụ lục 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ quy định vè khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn như sau:

1. Khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn
1.1. Khoảng cách an toàn về chấn động đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ do nổ một phát mìn tập trung được tính theo công thức sau:
Khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn
Trong đó:
- rc là khoảng cách an toàn, m;
- Kc là hệ số phụ thuộc vào tính chất đất nền của công trình cần bảo vệ, quy định tại bảng 7.1;
- α là hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác động nổ n, quy định tại bảng 7.2;
- Q là tổng khối lượng thuốc nổ tập trung, kg.

Như vậy, để tính toán khoảng cách chấn động khi nổ mình thì cần áp dụng công thức trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

13,527 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào