Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt? Xin được giải đáp! Câu hỏi của anh T (Lâm Đồng).

Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên?

Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế 2014 quy định đối tượng chịu thuế gồm có:

- Khoáng sản kim loại.

- Khoáng sản không kim loại.

- Dầu thô.

- Khí thiên nhiên, khí than.

- Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.

- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

- Yến sào thiên nhiên.

- Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt?

Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt? (Hình từ Internet)

Đối tượng phải nộp thuế tài nguyên là ai?

Theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.

- Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế TN với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.

Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định về miễn thuế tài nguyên như sau:

Miễn thuế tài nguyên
Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
1. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
2. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
3. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
4. Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
6. Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo đó, khi hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để phục vụ cho sinh hoạt thì sẽ được miễn thuế tài nguyên.

Số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ được xác định theo công thức nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế tài nguyên 2009 và Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Theo đó, số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất thuế tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế TN phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Mức thuế TN ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, muốn tính được thuế tài nguyên phải nộp thì một trong những thông tin cần phải biết đó là thuế suất thuế tài nguyên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,469 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào