Tính kháng bệnh của cây rừng được hiểu như thế nào? Các giống có tính kháng bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng khi thực hiện việc trồng rừng mới có đúng không?

Cho tôi hỏi có phải các giống có tính kháng bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng khi thực hiện việc trồng rừng mới có đúng không? Việc phòng, chống bệnh hại đối với cây rừng cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh T từ Đồng Nai.

Tính kháng bệnh của cây rừng được hiểu như thế nào?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 về Phòng, chống bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung quy định về tính kháng bệnh của cây rừng như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
...
3.7
Điều tra tỉ mỉ (specific survey)
Hoạt động tại thực địa để điều tra chi tiết trên các ô tiêu chuẩn hay một lô mẫu nhằm đánh giá chính xác thành phần loại bệnh hại chính, đặc điểm phân bố, tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh trên cây rừng. Cung cấp thông tin đánh giá mức độ hại và tổn thất do bệnh hại gây ra để tiến hành các biện pháp phòng, chống thích hợp.
3.8
Điều tra bổ sung (additional survey)
Hoạt động tại thực địa được thực hiện thêm vào các thời kỳ xung yếu của cây rừng hoặc vào các đợt bùng phát số lượng lớn của bệnh gây hại nhằm thu thập bổ sung số liệu về tình hình phát sinh, phát triển mới của bệnh, phạm vi phân bố mở rộng và mức độ bệnh của cây rừng tại khu vực điều tra.
3.9
Mức hại kinh tế (economic injury level)
Mức nhiễm bệnh (chỉ số bệnh) tại đó nếu tiến hành các biện pháp phòng, chống thì giá trị của phần năng suất tăng (do phòng, chống bệnh) chỉ bằng chi phí áp dụng các biện pháp phòng, chống.
3.10
Ngưỡng kinh tế (economic threshold)
Sự xâm nhiễm của bệnh hại ở đó cần phải tiến hành các biện pháp phòng, chống để ngăn ngừa bệnh hại phát triển đạt tới mức hại kinh tế.
3.11
Quản lý bệnh hại tổng hợp (integrated disease management)
Một hệ thống điều khiển sinh vật gây bệnh được thực hiện trong một khung cảnh cụ thể của một môi trường liên quan cùng với những biến động quần thể của các loài sinh vật gây bệnh, trong đó sử dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật sẵn có một cách thích hợp nhằm duy trì các quần thể sinh vật gây bệnh ở dưới mức gây hại kinh tế.
3.12
Tính kháng bệnh của cây (disease resistance)
Tính kháng bệnh là khả năng của cây rừng ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập, lây lan của vi sinh vật gây bệnh vào trong cây.
3.13
Tính chống chịu bệnh của cây (disease tolerance)
Tính chống chịu là khả năng của cây khi bị vi sinh vật xâm nhập gây bệnh và phát triển thành quần thể nhưng vẫn bảo tồn khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất bình thường.

Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì tính kháng bệnh của cây rừng là khả năng của cây rừng ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập, lây lan của vi sinh vật gây bệnh vào trong cây.

Tính kháng bệnh của cây rừng được hiểu như thế nào? Các giống có tính kháng bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng khi thực hiện việc trồng rừng mới có đúng không?

Tính kháng bệnh của cây rừng được hiểu như thế nào? Các giống có tính kháng bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng khi thực hiện việc trồng rừng mới có đúng không? (Hình từ Internet)

Các giống có tính kháng bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng khi thực hiện việc trồng rừng mới có đúng không?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 về Phòng, chống bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung có quy định về việc phòng bệnh khi trồng rừng mới như sau:

Phương pháp phòng, chống bệnh hại chính
6.1 Phòng bệnh khi trồng rừng mới
- Điều kiện áp dụng: Tất cả các diện tích rừng.
- Yêu cầu: Áp dụng biện pháp phòng bệnh hại được thực hiện ngay từ khi bắt đầu trồng rừng mới và xuyên suốt trong quá trình chăm sóc và kinh doanh rừng bao gồm: Sử dụng cây giống tốt để trồng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh và biện pháp vật lý.
Sử dụng cây giống tốt là cây có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, hạt giống được thu hái từ những cây sạch bệnh hoặc từ cây giống nhân giống vô tính bằng mô tế bào.
Ưu tiên sử dụng các giống có tính kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh khi trồng rừng mới.
Áp dụng phương pháp xông khói, xử lý nhiệt đối với hạt giống trước khi gieo trồng để ngăn chặn sinh vật gây bệnh là nấm và tuyến trùng.
...

Như vậy, khi trồng rừng mới người trồng rừng sẽ ưu tiên sử dụng các giống có tính kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh.

Ngoài việc có tính kháng bệnh thì cây giống phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, hạt giống được thu hái từ những cây sạch bệnh hoặc từ cây giống nhân giống vô tính bằng mô tế bào.

Việc phòng, chống bệnh hại đối với cây rừng cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2023 về Phòng, chống bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung thì việc phòng, chống bệnh hại đối với cây rừng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

(1) Phát hiện sớm các loại bệnh hại chính có khả năng gây thiệt hại nặng đối với cây rừng.

(2) Xác định chính xác diện tích nhiễm bệnh, mức độ bệnh, xu hướng phát triển và và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển của bệnh hại chính.

(3) Xác định đúng thời điểm áp dụng các biện pháp để phòng, chống bệnh hại hiệu quả, không để bệnh hại lây lan gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây rừng, chú trọng biện pháp kỹ thuật lâm sinh, vật lý, cơ giới, sinh học và kinh nghiệm của người dân.

(4) Ưu tiên thực hiện các biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp bao gồm:

- Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh và có khả năng kháng hoặc chống chịu bệnh,

- Vệ sinh rừng thường xuyên, trồng và chăm sóc đúng thời vụ, chế độ phân bón phù hợp và biện pháp sinh học thân thiện môi trường tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển,

- Tăng sức đề kháng của cây với sinh vật gây bệnh, bảo vệ sinh vật có ích làm hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây bệnh.

(5) Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả và không hạn chế được bệnh hại ở dưới mức hại kinh tế, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của cây rừng, cần bảo đảm an toàn về môi trường và sức khỏe cho con người khi sử dụng biện pháp hóa học.

(6) Xác định chính xác biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh hại và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rừng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

959 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào