Tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên tắc gì? Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định được xác định như thế nào?

Tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên tắc gì? Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định được xác định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn! Câu hỏi đến từ anh Hùng - Bình Dương.

Tính hao mòn tài sản cố định dựa trên nguyên tắc gì?

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định như sau:

Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định
1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;
b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;
d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
...

Tài sản cố định

Tài sản cố định (Hình từ Internet)

Trích khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định như sau:

Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định
...
2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định:

Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định giao, điều chuyển để cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao, nhận điều chuyển tài sản làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

Như vậy, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định được xác định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
6,174 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào