Tín hiệu và biển báo khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp được quy định cụ thể thế nào?

Trong công tác nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp thì phải đặt biển báo và tín hiệu theo quy định nào? Trường hợp có mìn câm thì xử lý như thế nào? Mong được nhận câu trả lời, tôi cảm ơn.

Khi nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp thì đặt biển báo như thế nào?

Về quy định đặt biển báo thực hiện theo khoản 2 Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ như sau:

"Điều 32. Quy định chung về sử dụng VLNCN
...
2. Phải đặt biển báo nguy hiểm “Đang nổ mìn - Cấm vào" hoặc các trạm gác tại vị trí có thể tiếp cận đến bãi mìn thi công và phải đáp ứng quy định sau:
a) Trường hợp nổ mìn lộ thiên: Vị trí đặt biển báo trạm hoặc trạm gác phải đảm bảo dễ quan sát, thuận tiện ngăn người không có nhiệm vụ đi vào khu vực nổ mìn và cách vị trí nổ mìn không nhỏ hơn khoảng cách an toàn về đá văng. Trường hợp phương án nổ mìn được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, vị trí đặt biển báo hoặc trạm gác cách vị trí nổ mìn không được nhỏ hơn 100 m. Những người gác mìn là thợ mìn hoặc người phục vụ.
b) Trường hợp nổ mìn trong hầm lò, công trình ngầm: Trước khi bắt đầu nạp mìn chỉ cần đặt biển báo tại các trạm gác dự kiến, trước khi khởi nổ phải có người gác mìn tại các trạm gác.
Cho phép thay thế người gác bằng cách đặt biển báo tại các vị trí gác mìn nằm trên các đường lò có khí sinh ra do nổ mìn. Chỉ được cất biển báo khi đường lò được thông gió, kiểm tra đảm bảo an toàn sau nổ mìn.
c) Khi nổ mìn trong thăm dò, khai thác dầu khí, trước khi bắt đầu công tác chuẩn bị nạp nổ phải đặt biển báo cách miệng giếng khoan không được nhỏ hơn 15 m.
..."

Theo quy định thì có thể đặt biển báo “Đang nổ mìn - Cấm vào" nếu không thì phải bố trí các trạm gác tại vị trí có thể tiếp cận đến bãi mìn thi công, cụ thể theo quy định trên.

Tín hiệu và biển báo khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp được quy định cụ thể thế nào?

Tín hiệu và biển báo khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp được quy định cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)

Tín hiệu khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định về tín hiệu nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp như sau:

"Điều 32. Quy định chung về sử dụng VLNCN
...
3. Tín hiệu nổ mìn
Khi tiến hành nổ mìn, phải sử dụng tín hiệu để báo lệnh nổ mìn; sử dụng tín hiệu âm thanh đối với trường hợp nổ mìn vào ban ngày ở trên mặt đất, trong hầm lò; sử dụng tín hiệu âm thanh và ánh sáng đối với trường hợp nổ mìn lúc tối trời ở trên mặt đất. Tín hiệu phải đủ lớn để đảm bảo tất cả các vị trí gác đều nghe hoặc nhìn thấy rõ và phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đối với nổ mìn trong hầm lò và công trình ngầm
Tín hiệu âm thanh do thợ mìn hoặc nhóm trưởng thợ mìn phát theo trình tự sau đây:
- Tín hiệu thứ nhất: Tín hiệu đề phòng, bằng một hồi còi dài. Theo tín hiệu này, tất cả mọi người không liên quan đến việc nạp, nổ mìn phải rút ra khỏi giới hạn vùng nguy hiểm hoặc đến vị trí an toàn dưới sự chỉ dẫn, giám sát của người chỉ huy đợt nổ.
Trong thời gian nạp mìn, chỉ cho phép người có trách nhiệm kiểm tra vào vị trí nạp mìn.
Sau khi nạp xong, những người nạp mìn phải ra ngoài vùng nguy hiểm. Khi nổ mìn ở khu vực có nguy cơ phát sinh khí, bụi nổ, người chỉ huy nổ mìn phải kiểm tra kết quả đo khí mêtan của gương hầm/lò đang thi công và chỉ được đấu nối mạng nổ mìn đối với trường hợp nồng độ khí mêtan nhỏ hơn 1,0 %;
- Tín hiệu thứ hai: Tín hiệu khởi nổ, bằng hai hồi còi dài. Theo tín hiệu này, người thợ mìn được giao nhiệm vụ đốt dây cháy chậm mới được châm ngòi mìn và rút ra vị trí an toàn, khi khởi nổ bằng điện hoặc phi điện người khởi nổ phải ở vị trí an toàn;
- Tín hiệu thứ ba: Tín hiệu báo yên, bằng ba hồi còi ngắn. Tín hiệu này được phát ra sau khi đã kiểm tra gương nổ, báo công việc nổ đã kết thúc và đảm bảo an toàn.
Trường hợp nổ mìn trong hầm, lò, công trình ngầm không đạt kết quả theo yêu cầu phải nổ lại, cho phép hợp nhất tín hiệu thứ nhất và thứ hai bằng cách liên tục thổi còi. Sau khi nổ xong phải phát tín hiệu báo yên.
b) Đối với nổ mìn lộ thiên
Tín hiệu âm thanh do chỉ huy nổ mìn ra lệnh cho thợ mìn phát tín hiệu theo trình tự sau đây:
- Tín hiệu thứ nhất: Tín hiệu nạp mìn, bằng một hồi còi dài hoặc bằng một phát mìn tín hiệu hoặc một phát súng tín hiệu. Theo tín hiệu này, tất cả mọi người không liên quan đến việc nạp, nổ mìn, thiết bị máy móc phải di chuyển ra khỏi giới hạn vùng nguy hiểm hoặc đến vị trí an toàn dưới sự chỉ dẫn, giám sát của người chỉ huy đợt nổ.
Trong thời gian nạp mìn, chỉ cho phép người có trách nhiệm kiểm tra vào vị trí khu vực bãi mìn đang thi công nạp mìn. Trường hợp thi công bãi nổ mìn bằng phương pháp nổ mìn buồng hoặc những bãi nổ mìn đòi hỏi công việc nạp mìn phải thực hiện trong một thời gian dài, cho phép có một số thiết bị và người vận hành thiết bị được hoạt động trong khoảng cách không nhỏ hơn 50 m đến phát mìn gần nhất trước lúc bắt đầu đấu nối mạng nổ.
Sau khi nạp xong, người nạp mìn và thiết bị đã ra ngoài vùng nguy hiểm, chỉ huy nổ mìn mới được giao cho thợ mìn đấu nối mạng nổ, sau kiểm tra việc đấu nối mạng nổ xong, từ vị trí an toàn để quan sát các vị trí cảnh giới (trạm gác) và bãi mìn chờ nổ, chỉ huy nổ mìn đã nhận được thông báo hoặc tín hiệu quy ước báo về từ tất cả các trạm gác đã canh gác an toàn, lúc đó chỉ huy nổ mìn mới được ra lệnh cho thợ nổ mìn đấu mạng nổ với dây trục chính nếu là nổ mìn điện, nổ mìn bằng phương tiện nổ phi điện hoặc nổ bằng dây nổ khi dùng kíp điện để khởi nổ.
- Tín hiệu thứ hai: Tín hiệu khởi nổ, bằng hai tín hiệu âm thanh liên tiếp. Theo tín hiệu này, thợ mìn bắt đầu đốt ngòi kiểm tra và tiếp tục châm mìn ngòi của các lỗ mìn rồi rút ra vị trí an toàn hoặc chỉ huy nổ mìn ra lệnh khởi nổ các mạng nổ mìn khác.
- Tín hiệu thứ ba: Tín hiệu báo yên, bằng ba tín hiệu âm thanh liên tiếp. Tín hiệu này được phát ra sau khi đã kiểm tra bãi nổ, báo công việc nổ đã kết thúc và đảm bảo an toàn.
Trường hợp bãi mìn có địa hình rộng, địa hình phức tạp, người chỉ huy nổ mìn được quy định bổ sung các tín hiệu phù hợp nhưng không được lớn hơn 05 tín hiệu.
Trường hợp nhiều đơn vị nổ mìn ở gần nhau, có chồng lấn về bán kính an toàn khi nổ mìn, phải có biên bản thống nhất cụ thể về quy định, thời gian và tín hiệu nổ mìn để đảm bảo an toàn trong toàn bộ khu vực ảnh hưởng của nổ mìn với đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm của các đơn vị.
Phương pháp và thời gian phát tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu nổ mìn phải được thông báo trước khi nổ cho chính quyền địa phương, mọi người của đơn vị và nhân dân ở trong vùng lân cận biết.
c) Chỉ sau khi được phép của người chỉ huy của đợt nổ, mọi người mới được trở lại vị trí bãi nổ.
..."

Theo đó vó hai trường hợp nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp gồm:

- Nổ mìn trong hầm lò và công trình ngầm

- Nổ mìn lộ thiên

Mỗi trường hợp sẽ có các tín hiệu thực hiện khác nhau.

Trường hợp có mìn câm khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp thì xử lý như thế nào?

Về trường hợp có mìn câm thì xử lý theo khoản 9 Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT hướng dẫn thực hiện như sau:

"Điều 32. Quy định chung về sử dụng VLNCN
...
9. Xử lý mìn câm
a) Khi phát hiện có mìn câm, phải lập tức cắm biển báo có mìn câm ở bên cạnh phát mìn bị câm đối với nổ mìn lộ thiên hoặc ngừng ngay công việc ở gương hầm lò đối với nổ mìn trong hầm lò. Phải báo cho người chỉ huy nổ mìn hoặc cán bộ được giao trực tiếp phụ trách khu vực sản xuất biết để quyết định biện pháp xử lý mìn câm.
Việc xử lý mìn câm phải tiến hành theo sự hướng dẫn của người chỉ huy nổ mìn và không được thực hiện bất cứ công việc gì không liên quan đến xử lý mìn câm. Trường hợp không thể kết thúc xử lý mìn câm trong ca/kíp, phải bàn giao cho ca/kíp tiếp theo xử lý. Phải lập “Sổ xử lý mìn câm” để ghi lại các phát mìn câm, biện pháp xử lý và thời gian xử lý theo quy định tại Phụ lục 14 của Quy chuẩn này.
b) Khi nổ mìn điện bị câm, trường hợp tìm được hai đầu dây điện trong phát mìn lộ ra ngoài, phải lập tức đấu chập hai đầu dây.
c) Không được giật dây dẫn phát lộ, khoan tiếp vào đáy các lỗ mìn của loạt nổ trước.
d) Để xử lý các phát mìn ốp bị câm, cho phép sử dụng tay bóc lớp đất phủ trên phát mìn, đặt vào phát mìn bị câm 01 ngòi mìn hoặc một thỏi mìn mồi mới, lấp lại đất phủ mặt và khởi nổ.
đ) Được xử lý các phát mìn câm trong lỗ khoan nhỏ bằng cách cho nổ các phát mìn trong lỗ khoan phụ được khoan song song và cách lỗ mìn bị câm không nhỏ hơn 30 cm. Khi nổ mìn tạo túi của lỗ khoan nhỏ, khoảng cách lỗ khoan phụ đến vị trí lỗ mìn bị câm không nhỏ hơn 50 cm. Chiều sâu các lỗ khoan phụ không nhỏ hơn chiều sâu của lỗ mìn câm.
Số lượng, vị trí và chiều sâu các lỗ khoan phụ do chỉ huy nổ mìn xác định. Hướng của lỗ khoan phụ xác định bằng cách moi lấy vật liệu bua lỗ mìn câm một đoạn dài không lớn hơn 20 cm kể từ miệng lỗ.
Trong các mỏ hầm, lò có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, khi thấy bề mặt gương nổ không có xáo trộn như ở những lỗ mìn đã nổ, đường cản nhỏ nhất của phát mìn không bị giảm và dây dẫn kíp điện ở vị trí phát mìn câm lộ ra ngoài. Cho phép thợ mìn đứng tại vị trí an toàn, sử dụng dụng cụ đo điện trở kíp chuyên dùng để kiểm tra sự kín mạch của kíp nổ điện phát lộ ở lỗ mìn câm, được khởi nổ đối với trường hợp kín mạch (kíp chưa được nổ).
Tại các mỏ quặng không có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ và mỏ lộ thiên nổ mìn không nút bua, cho phép nổ các phát mìn bị câm bằng cách đưa mìn mồi tiếp xúc trực tiếp với thuốc nổ để khởi nổ.
e) Khi sử dụng súng bắn nước để khai thác than, quặng, cho phép thủ tiêu phát mìn trong lỗ khoan nhỏ bị câm bằng luồng nước của súng bắn nước dưới sự giám sát của cán bộ an toàn và thợ mìn. Trong lúc thủ tiêu mìn câm không được có người ở trong gương, người điều khiển súng bắn nước phải ở vị trí an toàn. Trong quá trình phun nước phải theo dõi phát hiện và thu hồi kíp nổ điện trong phát mìn câm trôi ra.
g) Được xử lý mìn câm trong lỗ khoan lớn bằng các cách sau:
- Cho khởi nổ lại phát mìn câm đối với trường hợp nguyên nhân gây câm là do mạng nổ trên mặt đất bị hỏng với điều kiện trị số đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm do tác dụng nổ phá của phát mìn bên cạnh;
- Khi áp dụng phương pháp nổ không có kíp và thuốc nổ là loại chứa Amoni Nitrat, cho phép sử dụng máy xúc để xúc đất đá ở cạnh phát mìn câm;
- Cho nổ một phát mìn trong lỗ khoan lớn được khoan song song và cách lỗ mìn câm không gần hơn 08 lần đường kính lỗ khoan. Vị trí lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn xác định;
- Cho phép xúc dọn đất đá bằng thủ công tại chỗ có lỗ mìn câm để làm lộ đầu phát mìn câm ra. Khi không thể xúc đất đá bằng thủ công, cho phép khoan và nổ các lỗ mìn có đường kính nhỏ được bố trí cách trục tâm của lỗ mìn câm một khoảng cách lớn hơn 1,0 m. Số lỗ, hướng, chiều sâu của các lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn quyết định.
h) Nổ mìn phá đá hoặc công trình dưới nước:
- Cho khởi nổ lại mạng nổ sau khi chỉnh sửa lỗi hoặc phát mìn bị câm đối với trường hợp nguyên nhân gây câm là do mạng nổ;
- Các phát mìn ốp vào đá, bề mặt công trình bị câm, cho phép thợ mìn thay kíp nổ khác hoặc đặt lại dây nổ vào phần thuốc nổ của phát mìn bị câm để khởi nổ lại;
- Mìn câm trong lỗ khoan nhỏ được phép thực hiện bằng cách cho nổ các phát mìn trong lỗ khoan phụ được khoan song song và cách lỗ mìn bị câm không nhỏ hơn 60 cm;
- Mìn câm trong lỗ khoan lớn cho phép thực hiện bằng cách nổ các phát mìn trong lỗ khoan phụ có đường kính tương đương được khoan song song và cách lỗ mìn câm không gần hơn 15 lần đường kính lỗ khoan bị câm.
k) Khi phát hiện mìn câm trong những trường hợp nổ mìn khác, chỉ huy nổ mìn của đợt nổ quyết định xử lý theo từng điều kiện cụ thể.
l) Sau khi nổ phát mìn để thủ tiêu mìn câm, thợ mìn phải kiểm tra để thu gom VLNCN của phát mìn câm bị tung ra."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,623 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào