Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào thời gian nào?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào thời gian nào? Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì theo quy định?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC như sau:

(1) Đối với cá nhân công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:

- Công tác liên tục đủ 15 năm, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát.

Trường hợp được cử đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục công tác thì thời gian đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong Ngành để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát.

Trường hợp trong thời gian công tác, cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì thời gian thi hành kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát;

- Đã làm công tác pháp luật ở ngành khác chuyển sang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thì thời gian làm công tác pháp luật trong ngành khác được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát, nhưng phải có ít nhất 05 năm công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân;

- Có 08 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên thuộc các đơn vị trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân;

- Các trường hợp không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát:

+ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng.

(2) Đối với cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: Có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành đề nghị.

Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC thì các trường hợp không tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát bao gồm:

- Cá nhân bị buộc thôi việc;

- Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào thời gian nào?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào thời gian nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC như sau:

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là hình thức ghi nhận, khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cá nhân đã và đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” chỉ xét tặng một lần cho mỗi cá nhân. Hằng năm, xét tặng cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của Ngành (ngày 26 tháng 7); những trường hợp cần thiết hoặc đột xuất do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, quyết định.
...

Theo đó, kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát được xét tặng vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của Ngành (ngày 26/7), trong trường hợp cần thiết hoặc đột xuất thì Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, quyết định.

Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC thì mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:

(1) Mục tiêu của thi đua trong ngành kiểm sát nhân dân là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

(2) Mục tiêu của khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân là nhằm:

- Khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hăng hái thi đua;

- Ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

141 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào