Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do cơ quan nào ban hành? Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn này bị phạt bao nhiêu?

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do cơ quan nào ban hành? Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá bị phạt bao nhiêu? Doanh nghiệp vi phạm quy định này bị đình chỉ hoạt động bao lâu? Câu hỏi của chị Ý (Hà Nội).

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do cơ quan nào ban hành?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
1. Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành bởi Bộ Tài chính và cũng chính cơ quan này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (hình từ Internet)

Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
...
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
b) Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
...

Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Thời gian đình chỉ hoạt động do không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là bao lâu?

Căn cứ khoản 14 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
...
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.

Theo đó, ngoài bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam còn bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có quyền xử phạt cơ sở không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam không?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Theo như những phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa áp dụng đối với cơ sở không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là 80.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá được quyền xử phạt).

Như vậy có thể kết luận, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá được quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,384 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào