Tiêu chuẩn của Trọng tài viên được quy định như thế nào? Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Trọng tài viên và việc giải quyết tranh bằng trọng tài. Cho tôi hỏi tiêu chuẩn của Trọng tài viên được quy định như thế nào? Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì? - Câu hỏi của anh Thành Long ở Phú Thọ.

Tiêu chuẩn của Trọng tài viên được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Trọng tài viên như sau:

Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.

Căn cứ Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên như sau:

Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Như vậy, khi một người muốn trở thành trọng tài viên thì họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phải có trình độ đại học và đã thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, tuy nhiên nếu không đáp ứng được điều kiện về chuyên môn này nhưng họ là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì cũng có thể trở thành trọng tài viên.

Bên cạnh đó, một điều kiện nữa là họ không đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án hoặc đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Những tiêu chuẩn về trọng tài viên vừa nêu trên chỉ là những tiêu chuẩn tối thiểu do Luật định ra nhằm đảm bảo chất lượng của trọng tài viên, các Trung tâm trọng tài có thể quy định những tiêu chuẩn cao hơn đối với Trọng tài viên của tổ chức mình tùy thuộc vào ý chí mong muốn của Trung tâm miễn sao không trái với quy định của pháp luật.

Trọng tài viên

Trọng tài viên (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Theo đó, Trọng tài viên có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 nêu trên, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Theo đó, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

20,804 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào