Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu dành cho học sinh mà trường trung học phổ thông phải đảm bảo được quy định như thế nào?
- Việc phân hạng giữa các trường trung học phổ thông được dựa trên tiêu chuẩn nào?
- Diện tích khu đất xây dựng của trường trung học phổ thông phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét vuông?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu dành cho học sinh mà trường trung học phổ thông phải đảm bảo được quy định như thế nào?
Việc phân hạng giữa các trường trung học phổ thông được dựa trên tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 6 Mục II Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT quy định về việc phân hạng giữa các trường trung học phổ thông như sau:
"II. PHÂN HẠNG TRƯỜNG
6. Các trường phổ thông và mầm non việc phân hạng trường được quy định như sau:
Theo đó, việc phân hạng sẽ dựa trên số lớp học tại trường trung học phổ thông.
Các trường trung học phổ thông cũng được chia làm hai khu vực để đánh giá xếp hạng, bao gồm khu vực trung du, đồng bằng, thành phố và khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu dành cho học sinh mà trường trung học phổ thông phải đảm bảo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Diện tích khu đất xây dựng của trường trung học phổ thông phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét vuông?
Căn cứ Điều 17 Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về địa điểm, quy mô, diện tích của trường trung học phổ thông như sau:
"Điều 17. Địa điểm, quy mô, diện tích
1. Yêu cầu vị trí đặt trường, điểm trường
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương;
b) Môi trường xung quanh bảo đảm an toàn đối với học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên;
c) Có kết nối giao thông thuận lợi cho học sinh đi học; đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy, nổ.
2. Trường trung học phổ thông có quy mô tối thiểu 15 lớp và tối đa 45 lớp.
3. Diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh. Đối với trường có tổ chức nội trú, diện tích khu đất cho các hạng mục công trình phục vụ nội trú bảo đảm 6m2 cho một học sinh nội trú.
4. Định mức diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình
a) Khối phòng hành chính quản trị được thực hiện theo các quy định hiện hành;
b) Các khối: phòng học tập; phòng hỗ trợ học tập; phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; phục vụ sinh hoạt được quy định chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo.
5. Các hạng mục công trình trực tiếp phục vụ hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 04 tầng; bảo đảm điều kiện cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng."
Theo quy định vừa nêu trên thì diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh.
Trường hợp là trường có tổ chức nội trú thì diện tích khu đất cho các hạng mục công trình phục vụ nội trú bảo đảm 6m2 cho một học sinh nội trú.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu dành cho học sinh mà trường trung học phổ thông phải đảm bảo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường trung học phổ thông như sau:
"Điều 18. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu
...
2. Khối phòng học tập
a) Phòng học: bảo đảm tối thiểu số lượng 0,6 phòng/lớp; được trang bị đầy đủ: Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bàn, ghế giáo viên; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt;
b) Phòng học bộ môn Âm nhạc: có tối thiểu 01 phòng;
c) Phòng học bộ môn Mỹ thuật: có tối thiểu 01 phòng;
d) Phòng học bộ môn Công nghệ: có tối thiểu 01 phòng;
đ) Phòng học bộ môn Tin học: có tối thiểu 01 phòng;
e) Phòng học bộ môn Ngoại ngữ: có tối thiểu 01 phòng;
g) Phòng đa chức năng: có tối thiểu 01 phòng;
h) Phòng học bộ môn Vật lý: có tối thiểu 01 phòng;
i) Phòng học bộ môn Hóa học: có tối thiểu 01 phòng;
k) Phòng học bộ môn Sinh học: có tối thiểu 01 phòng.
3. Khối phòng hỗ trợ học tập
a) Thư viện: mỗi trường có tối thiểu 01 thư viện; thư viện tối thiểu có các khu chức năng: kho sách, khu quản lý (nơi làm việc của nhân viên thư viện), khu đọc sách dành riêng cho giáo viên và học sinh;
b) Phòng thiết bị giáo dục: có tối thiểu 01 phòng; có đầy đủ giá, tủ để đựng và bảo quản thiết bị dạy học của toàn trường;
c) Phòng tư vấn học đường: bảo đảm có 01 phòng;
d) Phòng truyền thống: bảo đảm có 01 phòng, trang bị đầy đủ thiết bị;
đ) Phòng Đoàn Thanh niên: bảo đảm có 01 phòng; trang bị đầy đủ thiết bị; có thể kết hợp với phòng truyền thống.
4. Khối phụ trợ
a) Phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường: bảo đảm có 01 phòng, trang bị đầy đủ các thiết bị theo quy định hiện hành;
b) Phòng các tổ chuyên môn: có tối thiểu 01 phòng sử dụng chung cho các tổ chuyên môn; đối với trường có quy mô lớn hơn 30 lớp, có tối thiểu 02 phòng; trang bị đầy đủ các thiết bị theo quy định hiện hành;
c) Phòng Y tế trường học: bảo đảm có 01 phòng; có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu, dụng cụ sơ cứu, giường bệnh;
d) Nhà kho: bảo đảm có 01 phòng; nơi để dụng cụ chung và học phẩm của trường;
đ) Khu để xe học sinh: có mái che; bố trí khu vực để xe cho học sinh khuyết tật gần lối ra/vào;
e) Khu vệ sinh học sinh: bố trí theo các khối phòng chức năng, phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt, bảo đảm cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng; số lượng thiết bị: đối với nam 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chậu rửa cho 30 học sinh (trường hợp làm máng tiểu bảo đảm chiều dài máng 0,6m cho 30 học sinh), có tường/vách ngăn giữa chỗ đi tiểu và xí; đối với nữ 01 xí và 01 chậu rửa cho 20 học sinh. Trường hợp khu vệ sinh riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường;
g) Cổng, hàng rào: khuôn viên của trường, điểm trường phải ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh), bảo đảm vững chắc, an toàn. Cổng trường, điểm trường phải kiên cố, vững chắc để gắn cổng và biển tên trường.
5. Khu sân chơi, thể dục thể thao.
a) Có một sân chung của nhà trường để tổ chức các hoạt động của toàn trường; sân phải bằng phẳng, có cây xanh bóng mát;
b) Sân thể dục thể thao bảo đảm an toàn và có dụng cụ, thiết bị vận động cho học sinh.
6. Khối phục vụ sinh hoạt
a) Nhà bếp (đối với trường có tổ chức nấu ăn): độc lập với khối phòng học và hỗ trợ học tập; dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh;
b) Kho bếp (đối với trường có tổ chức nấu ăn): phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm;
c) Nhà ăn (đối với trường có tổ chức bán trú, nội trú): bảo đảm phục vụ cho học sinh; trang bị đầy đủ các thiết bị;
d) Nhà ở nội trú học sinh (đối với trường có tổ chức nội trú): bố trí đủ phòng ngủ cho học sinh, có khu vệ sinh và nhà tắm; phân khu riêng cho nam và nữ; trang bị đầy đủ các thiết bị;
đ) Phòng quản lý học sinh (đối với trường có tổ chức nội trú): bố trí ở khu nhà ở nội trú, dùng cho giáo viên quản lý học sinh nội trú;
e) Phòng sinh hoạt chung (đối với trường có tổ chức nội trú): bố trí trong khu vực nội trú, gần phòng ở nội trú học sinh; trang bị đầy đủ các thiết bị.
.."
Theo đó, cơ sở vật chất của trường trung học phổ thông phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định vừa nêu trên.
Ngoài khối phòng học, khối phòng hỗ trợ học tập, khối phụ trợ nêu trên thì còn một số tiêu chuẩn khác mà nhà trường cần phải đạt như hạ tầng kỹ thuật, thiết bị dạy học,....và các cơ sở vật chất khác dành cho giáo viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.