Tiêu chuẩn chức danh Phó hiệu trưởng trường tiểu học được quy định ra sao? Điều kiện để được bổ nhiệm lại vị trí Phó hiệu trưởng trường tiểu học là gì?
Mới đi dạy được 4 năm thì liệu có được bổ nhiệm là phó hiệu trưởng trường tiểu học hay không?
Tiêu chuẩn Phó hiệu trưởng trường tiểu học được quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
"Điều 11. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
...
2. Phó hiệu trưởng
...
b) Người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
..."
Như vậy, tiêu chuẩn chức danh Phó hiệu trưởng trường tiểu học được quy định như trên.
Theo đó người đi dạy mới 4 năm thì sẽ chưa đủ điều kiện để được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường tiểu học nếu trong điều kiện bình thường.
Chỉ trong trường hợp bạn dạy ở vùng miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mới đủ điều kiện trên.
Tiêu chuẩn chức danh Phó hiệu trưởng trường tiểu học được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được bổ nhiệm lại vị trí lại Phó hiệu trưởng là gì?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:
"Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm viên chức quản lý.
4. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật."
Tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định:
"Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
...
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
..."
Như vậy, thì để được bổ nhiệm lại làm Phó hiệu trưởng trường tiểu học, bạn cần có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Các quy định trên không đề cập đến việc phải có bằng tốt nghiệp cấp 3. Nếu trước đây anh học trung cấp chuyên nghiệp thì anh lưu ý tại Công văn 3645/BGDĐT-GDCN năm 2016 về bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp của đối tượng có đầu vào trình độ trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hướng dẫn sau như sau:
"Căn cứ Luật giáo dục và các quy định hiện hành về đào tạo, trường hợp người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hoặc trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (dành cho đối tượng đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp của người học nói trên được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để học lên cao hoặc cho nhu cầu tuyển dụng."
Theo hướng dẫn trên thì bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp có giá trị tương ứng với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trường hợp nào không thực hiện việc bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc thực hiện bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng như sau:
"Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý
...
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Viên chức quản lý đang trong thời gian được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài 03 tháng trở lên;
c) Viên chức quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản."
Như vây, viên chức thuộc một trong những trường hợp trên thì sẽ không được thực hiện việc bổ nhiệm lại, mà phải hoàn thành xong thời gian trên mới được xem xét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.