Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện như thế nào?
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện như thế nào?
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện như thế nào, căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định cụ thể như sau:
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
1. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên do ai thành lập?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên do ai thành lập, căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định:
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
2. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng
a) Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người;
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.
...
Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cở sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Ngoài ra, trung tâm giáo dục thường xuyên thành lập 01 (một) Hội đồng.
Ai phải xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên có phải phân công cho các thành viên Hội đồng không, căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDDT quy định:
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
a) Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
b) Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
c) Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trung tâm giáo dục thường xuyên phải xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.