Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Làm cách nào để nhận tiền trượt giá sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần?

Tôi muốn biết tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Và làm cách nào để tôi nhận được tiền trượt giá khi rút bảo hiểm xã hội một lần? Trong khoảng nửa năm kéo dài của dịch Covid-19, tôi đã không có việc làm nên tôi được khuyên chọn phương án rút bảo hiểm xã hội một lần để có thêm chi phí chi trả cuộc sống. Nay tôi muốn được hiểu thêm thế nào là tiền trượt giá khi nhận bảo hiểm xã hội? Tôi sẽ nhận được mức tiền trượt giá bao nhiêu?

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội hay còn được gọi là hệ số trượt giá được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố của từng năm.

Khi người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thì tiền trượt giá sẽ được tính thêm, nhằm chống lại sự ảnh hưởng gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả, chống lại sự mất giá của đồng tiền ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.

Có thể nói, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội góp phần không nhỏ trong việc giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát, vì đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội

Khi nào được áp dụng tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?

Về đối tượng được hưởng tiền trượt giá, theo quy định tại Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Lưu ý: Áp dụng trong thời gian từ 01/01/2022-31/12/2022.

Mức tiền trượt giá khi nhận bảo hiểm xã hội?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

+ t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

+ Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

+ Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Cụ thể, hệ số trượt bảo hiểm xã hội từ 01/01/2022 được quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

NÓNG: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

- Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm X Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Làm cách nào để nhận tiền trượt giá sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần?

Hiện nay, chưa có văn bản quy định thống nhất về phương thức chi trả tiền trượt giá cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực thế khi thực hiện thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu người lao động được hưởng mức tiền điều chỉnh này thì sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả cùng một lần.

Bên cạnh đó, để được hướng dẫn chi tiết nhất thì người lao động nên liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

21,197 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào