Tiền thu được từ việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng sẽ được quản lý như thế nào?
- Hàng hoá, vật phẩm nào được xem là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng?
- Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Tiền thu được từ việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng sẽ được quản lý như thế nào?
Hàng hoá, vật phẩm nào được xem là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng như sau:
Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:
1. Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;
2. Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);
3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.
Theo đó, hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác).
Và thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng.
Đồng thời, hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng cũng là những hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng.
Xử lý tang vật vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng được thực hiện bằng những hình thức nào?
Theo Điều 3 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng như sau:
Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
1. Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
2. Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng là tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng và bán trực tiếp (không thông qua đấu giá).
Tiền thu được từ việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng sẽ được quản lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 173/2013/TT-BTC, điểm b khoản 2 Điều 15 Thông tư 57/2018/TT-BTC về quản lý tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng như sau:
Quản lý tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
1. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng chưa có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được quản lý như sau:
a) Trường hợp tang vật không bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật;
....
Như vậy, đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng chưa có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Trường hợp tang vật không bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.