Tiền mặt bị đánh rơi có được xem là tài sản vô chủ hay không? Sung bao nhiêu phần trăm đối với số tiền mặt bị đánh rơi mà không có người nhận vào kho bạc nhà nước?

Cho tôi hỏi rằng tiền mặt bị đánh rơi có được xem như tài sản vô chủ hay không? Trong trường hợp có người nhặt được một số tiền làm rơi trên đường và nộp lại cho cơ quan Công an gần đó thì có phải số tiền đó 1 nửa sẽ sung vào Kho bạc nhà nước 1 nữa sẽ thuộc về người nhặt được đúng không? Bạn T.M (Đồng Nai).

Tiền mặt bị đánh rơi có được xem là tài sản vô chủ hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
...

Theo quy định trên, tài sản vô chủ phải là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Tiền mặt bị đánh rơi trên đường là một sự cố đối với chủ sở hữu, chứ không phải là chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối vớ số tiền đó.

Như vậy tiền mặt bị đánh rơi trên đường sẽ không được xem như tài sản vô chủ.

Tiền mặt bị đánh rơi có được xem là tài sản vô chủ hay không?

Tiền mặt bị đánh rơi có được xem là tài sản vô chủ hay không? (Hình từ Internet)

Sung bao nhiêu phần trăm đối với số tiền mặt bị đánh rơi mà không có người nhận vào kho bạc nhà nước?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
...
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định vừa nêu thì không phải mọi trường hợp tiền mặt bị đánh rơi được giao nộp cho cơ quan Công an đều sẽ được sung kho bạc nhà nước.

Nếu số tiền mặt bị đánh rơi trên đường có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền đó.

Còn trong trường hợp số tiền có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Tài sản vô chủ có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?

Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:

Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
...

Theo quy định trên, tài sản vô chủ sẽ thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,402 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào