Tiến hành thử nghiệm động tấm nền, thử tải tấm nền của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Khi thử nghiệm động tấm nền, thử tải tấm nền của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiết 5.3.3.3 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về thử tải tấm nền của thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.3 Bậc thang, tấm nền và băng
...
5.3.3 Thiết kế kết cấu
...
5.3.3.3 Thử nghiệm động
...
5.3.3.3.2 Tấm nền
5.3.3.3.2.1 Thử tải
Tấm nền, bất kể với kích thước nào, phải được thử nghiệm tại vị trí nằm ngang cùng với các con lăn (không quay), trục hay trục chìa (nếu có). Lực tác động dao động từ 500 N đến 3.000 N tại một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn. Lực tác động theo phương vuông góc lên bề mặt đặt chân thông qua tấm thép kích thước 0,20 m x 0,30 m dày ít nhất 25 mm, vào chính giữ bề mặt đặt chân.
Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20 m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Nếu các con lăn bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm, được phép thay thế chúng.
...
Theo đó, để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang máy, khi thử nghiệm động tấm nền, thử tải tấm nền của thang cuốn như sau:
- Tấm nền, bất kể với kích thước nào, phải được thử nghiệm tại vị trí nằm ngang cùng với các con lăn (không quay), trục hay trục chìa (nếu có). Lực tác động dao động từ 500 N đến 3.000 N tại một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn. Lực tác động theo phương vuông góc lên bề mặt đặt chân thông qua tấm thép kích thước 0,20m x 0,30m dày ít nhất 25mm, vào chính giữ bề mặt đặt chân.
- Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
- Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
- Biến dạng dư không được lớn hơn 4mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Nếu các con lăn bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm, được phép thay thế chúng.
Thử nghiệm động tấm nền của thang cuốn (Hình từ Internet)
Thử nghiệm xoắn tấm nền của thang cuốn khi thử nghiệm động tấm nền như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiết 5.3.3.3 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Thử nghiệm xoắn bậc thang như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.3 Bậc thang, tấm nền và băng
...
5.3.3 Thiết kế kết cấu
...
5.3.3.3 Thử nghiệm động
...
5.3.3.3.2 Tấm nền
...
5.3.3.3.2.2 Thử nghiệm xoắn
Thử nghiệm xoắn chỉ cần thiết nếu tấm nền được lắp với các con lăn kéo.
Kết cấu tấm nền phải có thể chịu được lực xoắn tương đương độ dịch chuyển ± 2 mm của tâm bánh xe kéo, di chuyển hình vòng cung có tâm là tâm đĩa xích. Độ dịch chuyển ± 2 mm tương ứng với khoảng cách 400 mm từ bánh xe kéo đến tâm đĩa xích. Tỷ lệ này phải được duy trì khi khoảng cách 400 mm thay đổi (xem Phụ lục F để biết ví dụ thử nghiệm).
Thử nghiệm động được điều chỉnh để đảm bảo đạt độ võng có dung sai -5 % trong suốt quá trình thử nghiệm. Sử dụng một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn.
Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20 m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Như vậy, để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang máy, khi thử nghiệm động tấm nền, thử nghiệm xoắn tấm nền của thang cuốnchỉ cần thiết nếu tấm nền được lắp với các con lăn kéo.
Kết cấu tấm nền phải có thể chịu được lực xoắn tương đương độ dịch chuyển ± 2 mm của tâm bánh xe kéo, di chuyển hình vòng cung có tâm là tâm đĩa xích. Độ dịch chuyển ± 2 mm tương ứng với khoảng cách 400 mm từ bánh xe kéo đến tâm đĩa xích. Tỷ lệ này phải được duy trì khi khoảng cách 400 mm thay đổi (xem Phụ lục F để biết ví dụ thử nghiệm).
Thử nghiệm động được điều chỉnh để đảm bảo đạt độ võng có dung sai -5 % trong suốt quá trình thử nghiệm. Sử dụng một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn.
Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20 m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Tấm nền của thang cuốn cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Căn cứ theo tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Yêu cầu chung với bậc thang của thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.3 Bậc thang, tấm nền và băng
5.3.1 Yêu cầu chung
Trên khu vực chở người của thang cuốn, bề mặt đặt chân của bậc thang phải nằm theo phương ngang với dung sai ± 10 theo hướng di chuyển.
CHÚ THÍCH 1: Độ cao tối đa được phép giữa hai bậc thang liên tiếp nhau tại hai đầu ra vào được xác định tại 5.3.4 và 5.7.2.1.
Bề mặt đặt chân của thang cuốn và băng tải chở người phải tạo chỗ đứng vững chắc cho người dùng.
CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục J để biết định nghĩa về vật liệu và phương pháp thử nghiệm
Theo đó, tấm nền của thang cuốn cần đáp ứng những yêu cầu chung được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.