Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm ở tôm giống có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh còi ở tôm như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn?
- Triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết được bằng mắt thường để biết tôm giống có bị bệnh còi ở tôm không gồm những triệu chứng nào?
- Thiết bị dụng cụ cần thiết nào cần chuẩn bị khi tiến hành chẩn đoán bệnh còi ở tôm bằng phương pháp RT PCR cho tôm giống có triệu chứng bệnh?
- Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm ở tôm giống có triệu chứng mắc bệnh còi ở tôm như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn?
Triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết được bằng mắt thường để biết tôm giống có bị bệnh còi ở tôm không gồm những triệu chứng nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
3.1 Chẩn đoán lâm sàng
3.1.1 Dịch tễ học
Đặc điểm phân bố: MBV đã trở thành bệnh dịch động vật thủy sản trên các loài tôm thuộc họPeenaeidae.
Bệnh lây lan thông qua các cá thể bị nhiễm bệnh trong ao, bể do tôm ăn thức ăn có chứa mầm bệnh, do dụng cụ đựng thức ăn bị nhiễm hoặc qua vật chủ trung gian như copepoda, tôm, cua, ghẹ... hoặc các loài chim mang mầm bệnh MBV vào vùng nuôi.
Giai đoạn cảm nhiễm: tất cả các giai đoạn ngoại trừ trứng và ấu trùng Naupli, tỉ lệ cảm nhiễm từ 1 % trên tôm tự nhiên, có thể lên đến 100 % trong các trại sản xuất giống.
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn ấu trùng biến thái (zoea, mysis) và giai đoạn đầu của tôm giống (postlarvae) bị cảm nhiễmMBV nặng có thể quan sát thấy ruột giữa có màu sắc nhợt nhạt, do sự xuất hiện của các thể ẩn và các mảnh vụn tế bào trong phân.
Tôm giống nhiễm nặng thường yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn không đều, tỉ lệ chết tích luỹ có thể lên đến 90 % nếu môi trường không ổn định.
Tôm thương phẩm thường phân đàn, có thể sau 3 tháng đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ gọi là “tôm kim”.
Cơ quan kí sinh: tế bào biểu bì của cơ quan gan tụy và ruột giữa."
Theo đó, ở gia đoạn đầu khi mắc bệnh người nuôi có thể quan sát thấy ruột giữa của tôm giống có màu sắc nhợt nhạt, do sự xuất hiện của các thể ẩn và các mảnh vụn tế bào trong phân.
Vào giai đoạn tôm giống bị nhiễm nặng chúng thường yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn không đều, tỉ lệ chết tích luỹ có thể lên đến 90% nếu môi trường không ổn định.
Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm ở tôm giống có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh còi ở tôm như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Thiết bị dụng cụ cần thiết nào cần chuẩn bị khi tiến hành chẩn đoán bệnh còi ở tôm bằng phương pháp RT PCR cho tôm giống có triệu chứng bệnh?
Theo tiết 3.2.1.3 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm quy định về thiết bị, dụng cần cần thiết để tiến hành chẩn đoán bệnh còi ở tôm bằng phương pháp RT PCR như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.2.1 Phương pháp PCR
3.2.1.3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm chẩn đoán bệnh. Yêu cầu cơ bản là phòng thử nghiệm cần có các khu vực riêng biệt để thao tác tách chiết ADN, tiến hành phản ứng PCR và điện di đọc kết quả.
- Tủ lạnh;
- Tủ lạnh âm sâu, có thể hoạt động ở nhiệt độ -20 ºC;
- Máy li tâm, có thể hoạt động với vận tốc 13000 r/min.
- Tủ ấm, có thể hoạt động ở nhiệt độ 95 oC.
- Nồi cách thủy hay block nhiệt khô, , có thể hoạt động ở nhiệt độ 95 ºC;
- Máy lắc trộn vortex;
- Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg;
- Đèn cồn;
- Khay hay hộp đựng đá lạnh;
- Micropipet đơn kênh có dải từ 0,5 µl đến 10 µl, từ 2 µl đến 20 µl, từ 10 µl đến 100 µl, từ 100 µl đến 1000 µl;
- Giá cho ống eppendof có kích thước 0,2 ml và 1,5 ml;
- Bộ kéo panh vô trùng, chày nghiền mẫu, bút đánh dấu, sổ ghi chép;
- Hộp đựng giấy thấm, găng tay, khẩu trang;
- Hộp đựng đầu típ micropipet các loại;
- Máy luân nhiệt (máy PCR);
- Bếp điện hoặc lò vi sóng;
- Ống đong, dung tích 100 ml; 500 ml; 1000 ml;
- Bình nón bằng thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 250 ml;
- Bộ điện di gồm bộ nguồn và máng chạy điện di;
- Buồng đổ gel;
- Bàn đọc gel (UV);
- Giấy parafin."
Theo đó, người tiến hành chẩn đoán bệnh còi ở tôm cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ như trên khi thực hiện phương pháp RT PCR.
Ngoài ra, yêu cầu cơ bản là phòng thử nghiệm cần có các khu vực riêng biệt để thao tác tách chiết ADN, tiến hành phản ứng PCR và điện di đọc kết quả.
Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm ở tôm giống có triệu chứng mắc bệnh còi ở tôm như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn?
Theo tiết 3.2.1.4 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm quy định về cách lấy mẫu thử nghiệm ở tôm giống như sau:
"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
3.2.1.4 Lấy mẫu
Tôm bố mẹ: lấy mẫu phân tôm bố mẹ.
Tôm giống (lớn hơn postlavare 8, hay hậu ấu trùng lớn hơn 8 ngày tuổi): lấy một phần khối gan tụy, lấy khoảng 10 con đến 15 con.
Tôm nhỏ hơn tôm giống (nhỏ hơn postlavare 8): lấy phần đầu khoảng 10 con đến 15 con. Ấu trùng biến thái: lấy cả con, khoảng 50 con.
Lượng mẫu lấy để tách chiết ADN khoảng 20 mg, có thể dùng tôm còn sống hoặc mẫu tôm, mẫu phân cố định trong cồn 95 % để tách chiết ADN."
Như vậy, đối với tôm giống mắc bệnh còi ở tôm thì cần phải lấy một phần khối gan tụy, lấy khoảng 10 con đến 15 con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.