Tiến hành kiểm tra đột xuất công tác thi hành án dân sự trong quân đội trong những trường hợp nào?
- Kiểm tra đột xuất công tác thi hành án dân sự trong quân đội trong trường hợp nào?
- Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội được xác lập dựa trên căn cứ nào?
- Cơ quan nào có quyền ban hành quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội?
- Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội bao gồm những nội dung nào?
Kiểm tra đột xuất công tác thi hành án dân sự trong quân đội trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về chế độ kiểm tra như sau:
Chế độ kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ hằng năm
a) Cục Thi hành án kiểm tra các mặt công tác thi hành án dân sự đối với các phòng Thi hành án;
b) Phòng Thi hành án kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
2. Kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề
a) Cục Thi hành án tiến hành kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án dân sự hoặc phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
b) Phòng Thi hành án tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất công tác thi hành án dân sự trong quân đội trong những trường hợp sau:
- Cục Thi hành án tiến hành kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án dân sự hoặc phục vụ cho công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Phòng Thi hành án tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm của cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
Kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội (Hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội được xác lập dựa trên căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về kế hoạch kiểm tra như sau:
Kế hoạch kiểm tra
1. Căn cứ lập kế hoạch kiểm tra
a) Chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Cục Thi hành án, Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Kế hoạch công tác năm; kế hoạch giải quyết án; chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của đơn vị, cá nhân; kết quả công tác của đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong những năm trước đó.
2. Lập kế hoạch kiểm tra
a) Thời điểm lập kế hoạch kiểm tra: Hằng năm, Cục Thi hành án ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các phòng Thi hành án; Trưởng phòng Thi hành án ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra được lập xong trong tháng 01 (một) năm dương lịch.
b) Nội dung của kế hoạch kiểm tra gồm: Mục đích, yêu cầu; nội dung kiểm tra; thời gian, đối tượng kiểm tra; công tác đảm bảo, tổ chức thực hiện.
c) Kế hoạch kiểm tra của Cục Thi hành án được báo cáo Bộ Quốc phòng và gửi đến Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, các phòng Thi hành án; Kế hoạch kiểm tra của Phòng Thi hành án được báo cáo Cục Thi hành án, Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương.
Theo đó, kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội được xác lập dựa trên căn cứ:
- Chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Cục Thi hành án, Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Kế hoạch công tác năm; kế hoạch giải quyết án; chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của đơn vị, cá nhân; kết quả công tác của đơn vị, cá nhân được kiểm tra trong những năm trước đó.
Cơ quan nào có quyền ban hành quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về quyết định kiểm tra như sau:
Quyết định kiểm tra
1. Ban hành quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với Phòng Thi hành án;
b) Trưởng phòng Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
...
Theo đó, cơ quan nào có quyền ban hành quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội bao gồm:
- Cục trưởng Cục Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với Phòng Thi hành án;
- Trưởng phòng Thi hành án ban hành quyết định kiểm tra đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
Quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về quyết định kiểm tra như sau:
Quyết định kiểm tra
...
2. Nội dung quyết định kiểm tra gồm:
a) Thành lập đoàn kiểm tra;
b) Đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra;
d) Kỳ kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; thời gian làm việc với Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, cơ quan có liên quan, nếu có;
đ) Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
Theo đó, quyết định kiểm tra công tác thi hành án dân sự trong quân đội bao gồm những nội dung sau:
- Thành lập đoàn kiểm tra;
- Đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Kỳ kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; thời gian làm việc với Bộ Tư lệnh quân khu và tương đương, cơ quan có liên quan, nếu có;
- Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.