Tiến hành chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay thì ai sẽ là người thực hiện thủ thuật này?

Cho hỏi tiến hành chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay thì ai sẽ là người thực hiện thủ thuật này? Bên cạnh đó nếu sau khi thực hiện thủ thuật mà người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng thì phải xử lý như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Tây Ninh.

Tiến hành chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay thì ai sẽ là người thực hiện thủ thuật này?

Điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 26 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn (1 bàn nắn thông thường).
- Thuốc gây mê hoặc gây tê.
- Bột thạch cao: với người lớn cần 8-10 cuộn khổ 15-20 cm.
- Một số dụng cụ tối thiểu khác: bông lót, băng vải, bơm tiêm, cồn tiêm, dây và dao rạch dọc bột, nước ngâm bột, dụng cụ hồi sức cấp cứu…
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi cần giải thích kỹ cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.

Theo đó, ở bước chuẩn bị quy định rằng

Người thực hiện sẽ là:

- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).

- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).

Tiến hành chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay tổng sẽ bao gồm 6 người thuộc chuyên khoa chấn thương và chuyên khoa gây mê hồi sức cùng phối hợp thực hiện.

Gẫy thân xương cánh tay

Gẫy thân xương cánh tay (Hình từ Internet)

Tư thế người bệnh khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 26 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Người bệnh
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.
- Tay để dọc theo thân mình, nách hơi dạng, hõm nách đặt 1 đai vải đối lực.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê tùy từng trường hợp cụ thể.
2. Các bước tiến hành
2.1. Nắn
- Trợ thủ 1: 2 tay nắm chắc cổ tay người bệnh kéo xuống theo trục cánh cẳng tay để sửa di lệch chồng, nên kéo từ từ, tăng dần lực trong khoảng 5-7 phút. Hoặc có thể trợ thủ 1 kéo trong tư thế khuỷu 90o, 2 bàn tay bắt vào nhau đặt ở trước cẳng tay, dưới khuỷu để kéo, trong khi trợ thủ 2 cầm giữ cổ bàn tay kéo nhẹ lên trên làm đối lực để khi trợ thủ 1 tiến hành kéo thì khuỷu tay người bệnh không bị duỗi ra, kéo có lực hơn.
- Người nắn chính: đứng quay mặt xuôi về phía chân người bệnh, dựa vào sự di lệch trên phim XQ để nắn sửa di lệch sang bên. Vuốt dọc theo xương vùng ổ gẫy thấy được thì trợ thủ 1 chùng lực kéo lại cho 2 đầu gẫy tỳ vào nhau vững hơn. Đỡ nhẹ nhàng để tiến hành bó bột.
+ Với gẫy chéo xoắn: chỉ cần kéo thẳng trục và bó bột ở tư thế cơ năng.
+ Với người già yếu và thể trạng kém, cũng chỉ kéo thẳng trục để bó bột.
+ Với gẫy có mảnh rời: chỉ nắn 2 diện gẫy chính, mảnh rời tự áp vào đến đâu thì đến, sau can vẫn có thể tốt, Không cố nắn bằng mọi cách vì có thể gây bong lóc cơ và màng xương, hoặc gây tổn thương thần kinh quay hoặc đụng dập thêm phần mềm.
2.2. Bó bột
Tùy theo người bệnh gây tê hay gây mê mà có cách bó bột khác nhau. Tùy vị trí gẫy mà bó bột Chữ U hay bột Ngực - vai - cánh tay: gẫy ở vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới: bó bột Chữ U. Gẫy 1/3 trên: bó bột Ngực - vai - cánh tay, với trường hợp sưng nề nhiều vẫn bó bột Chữ U để rạch dọc bột, khi nào đã bớt sưng nề thì thay bột Ngực - vai - cánh tay sau. Trong quá trình bột khô cứng dần, giữ trục để tránh di lệch góc. Rạch dọc bột từ nách trở xuống (với bột Chữ U). Thời gian bất động trung bình với người lớn 8-12 tuần (với trẻ em thì ít hơn, tùy theo tuổi). Trong thời gian bất động:
- Sau 7-10 ngày chụp kiểm tra, nếu có di lệch thứ phát thì nắn sửa lại hoặc mổ kết hợp xương có chuẩn bị.
- Sau khoảng 3 tuần khi có hình thành can non, chụp kiểm tra lần nữa, kết quả chụp phim tốt thì thay bột tròn, sửa góc nếu cần.
- Thời gian cuối của quá trình mang bột (4-5 tuần cuối) nếu gẫy ở vị trí thấp (1/3 dưới), có thể thay bằng bột Cánh - cẳng - bàn tay.
- Với người bệnh quá già yếu, có thể bó bột bất động tối thiểu, bằng bột Cánh - cẳng - bàn tay ôm vai rạch dọc, ngay từ đầu, mà không bó bột Chữ U hoặc bột Thoraco.

Theo đó, tư thế người bệnh khi điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay như sau:

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.

- Tay để dọc theo thân mình, nách hơi dạng, hõm nách đặt 1 đai vải đối lực.

- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê tùy từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, phải cho người bệnh nằm đúng tư thế để có thể thực hiện điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay một cách an toàn nhất cho người bệnh.

Điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng thì phải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 26 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY
...
VI. THEO DÕI
Đa số chỉ cần theo dõi điều trị ngoại trú. Trường hợp nặng, tay sưng nề nhiều hoặc có tổn thương phối hợp thì cho vào viện theo dõi điều trị nội trú.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tai biến sớm
- Tổn thương mạch máu (động mạch cánh tay, ít gặp): mổ cấp cứu XỬ TRÍ theo tổn thương (giải phóng mạch, nối hoặc ghép động mạch bằng tĩnh mạch hiển đảo chiều hay bằng động mạch nhân tạo). Nên xét nghiệm siêu âm Doppler xác định tổn thương để có hướng XỬ TRÍ tổn thương cụ thể.
- Tổn thương thần kinh quay: nếu đứt thì nối, bị kẹt thì giải phóng thần kinh, dập hoặc căng giãn thì chờ tự phục hồi. Nên xét nghiệm điện chẩn cơ (EMG) để xác định phương pháp XỬ TRÍ phù hợp.
2. Tai biến muộn
- Rối loạn dinh dưỡng: nới rộng bột, tập vận động sớm, vì bột Chữ U là 1 trong những loại bột không gác cao tay được nên tay hay bị sưng nề hơn.
- Can lệch và khớp giả: mổ kết hợp xương, ghép xương.

Theo đó tại trường hợp tai biến có nêu rằng trường hợp tai biến muộn

- Rối loạn dinh dưỡng: nới rộng bột, tập vận động sớm, vì bột Chữ U là 1 trong những loại bột không gác cao tay được nên tay hay bị sưng nề hơn.

- Can lệch và khớp giả: mổ kết hợp xương, ghép xương.

Như vậy, hiện trường hợp này người bệnh đang thuộc dạng tai biến muộn.

Cho nên khi xảy ra việc rối loạn dinh dưỡng: thì người bệnh phải được nới rộng bột, tập vận động sớm, vì bột Chữ U là 1 trong những loại bột không gác cao tay được nên tay hay bị sưng nề hơn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

920 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào