Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? Tiền điện tử (tiền ảo) có được xem là tài sản hay không?

Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? Tiền điện tử (tiền ảo) có được xem là tài sản hay không? Xử phạt hành chính và hình sự trong giao dịch tiền điện tử như thế nào?

Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không?

Đầu tiên, hiện nay tiền điện tử hay tiền ảo vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ bao gồm cả khái niệm. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là một loại tiền được mã hóa dưới dạng những con số và thực hiện các giao dịch thông qua môi trường Internet.

Và tại khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định “Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đồng thời tại khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về việc thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định:

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.

Bên cạnh đó, tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 cũng đã nói về vấn đề tiền điện tử (tiền ảo) như sau:

Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vì thế, căn cứ theo những quy định trên thì tiền điện tử chưa phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Tiền điện tử

Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? Tiền điện tử (tiền ảo) có được xem là tài sản hay không? (Hình từ Internet)

Xử phạt hành chính và hình sự trong giao dịch tiền điện tử như thế nào?

+ Đối với xử lý hành chính

Căn cứ theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định vềt tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

Như vậy, hoạt động mua bán tiền điện tử hiện nay có thể chưa phải là hành vi phạm pháp luật vì chưa có quy định nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền VNĐ để thực hiện các giao dịch hoặc các phương tiên tiện thanh toán hợp pháp khác, thì có thể tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiền điện tử (tiền ảo) có được xem là tài sản hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo đó, chiếu theo quy định trên thì hiện nay tài sản sẽ được công nhận theo pháp luật có 4 loại:

(1) Vật: như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa...

(2) Tiền: là phương tiện thanh toán do Nhà nước Việt Nam phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm cả tiền trong nước và ngoại tệ.

(3) Giấy tờ có giá: như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc…

(4) Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất...

Như vậy, quy định pháp luật hiện chưa công nhận tiền điện tử (tiền ảo) là tài sản vì vậy mọi giao dịch đối với tiền điện tử đều mang rủi ro rất cao.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,207 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào