Thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có cần làm bài kiểm tra đánh giá năng lực không?

Cho tôi hỏi thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có cần làm bài kiểm tra đánh giá năng lực không? Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam gồm mấy loại? Câu hỏi của anh PNM từ Long Thành.

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam gồm mấy loại?

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đối với thuyền viên tàu biển được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT như sau:

Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM.
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
3. Mẫu chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam gồm có 3 loại:

(1) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

(2) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt;

(3) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn.

Thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có cần làm bài kiểm tra đánh giá năng lực không?

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam gồm mấy loại? (Hình từ Internet)

Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm những công việc nào?

Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT như sau:

Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước cực và tàu cao tốc.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu hoạt động ở vùng nước cực bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người.
4. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
...

Như vậy, theo quy định, huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước cực và tàu cao tốc.

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng bao lâu?

Giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT như sau:

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản: tàu dầu và tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
b) Nâng cao: tàu dầu; tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.

Thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có cần làm bài kiểm tra đánh giá năng lực không?

Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT như sau:

Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
1. GCNHLNV được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
2. Đối với GCNHLNV hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên có thời gian đi biển phù hợp với GCNHLNV được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại;
b) Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với GCNHLNV được cấp.

Theo quy định, trường hợp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng mà thuyền viên tàu biển muốn cấp lại thì phải có thời gian đi biển phù hợp với Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại.

Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn nêu trên thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được cấp.

Như vậy, thuyền viên tàu biển muốn cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt chỉ phải làm bài kiểm tra đánh giá năng lực khi không đảm bảo đủ thời hạn đi biển theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

512 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào