Thủy thủ tàu cá trực tiếp chịu sự quản lý và điều hành của ai? Trước mỗi chuyến biển, thủy thủ tàu cá phải làm gì?
Thủy thủ tàu cá trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về chức trách của thủy thủ tàu cá như sau:
Thủy thủ
1. Chức trách:
Thủy thủ là người trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành của thuyền trưởng và thuyền phó, thực hiện nhiệm vụ vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị, ngư cụ, dụng cụ trên mặt boong theo phân công.
Theo quy định trên, thủy thủ tàu cá là người trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành của thuyền trưởng và thuyền phó, thực hiện nhiệm vụ vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị, ngư cụ, dụng cụ trên mặt boong theo phân công.
Thủy thủ tàu cá trực tiếp chịu sự quản lý và điều hành của ai? Trước mỗi chuyến biển, thủy thủ tàu cá phải làm gì? (Hình từ Internet)
Trước mỗi chuyến biển, thủy thủ tàu cá phải làm gì? Thủy thủ tàu cá có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của thủy thủ tàu cá như sau:
Thủy thủ
...
2. Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản và một số nhiệm vụ sau:
a) Trước mỗi chuyến biển phải chuẩn bị các trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ;
b) Thực hiện các nhiệm vụ về khai thác, bảo quản ngư cụ, sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác;
c) Sử dụng hiệu quả và bảo quản máy móc trang thiết bị phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá;
đ) Thực hiện nhiệm vụ trực ca trên tàu và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Theo đó, thủy thủ tàu cá thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 và một số nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
- Thủy thủ tàu cá phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Trước mỗi chuyến biển, thủy thủ tàu cá phải chuẩn bị các trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ;
- Đồng thòi, thực hiện các nhiệm vụ về khai thác, bảo quản ngư cụ, sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác;
- Sử dụng hiệu quả và bảo quản máy móc trang thiết bị phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động;
- Thủy thủ tàu cá phải chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá;
- Thực hiện nhiệm vụ trực ca trên tàu và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Như vậy, trước mỗi chuyến biển, thủy thủ tàu cá phải chuẩn bị các trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ và có những nhiệm vụ cụ thể trên.
Thủy thủ tàu cá cần đáp ứng những tiêu chuẩn thuyền viên gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT giải thích thì tiêu chuẩn thuyền viên là các tiêu chuẩn về sức khỏe, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định phù hợp với chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn thuyền viên đối với thủy thủ tàu cá như sau:
Thủy thủ
...
3. Tiêu chuẩn thuyền viên:
a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;
b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
c) Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, thủy thủ tàu cá phải trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Đồng thời, có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.