Thương nhân xuất khẩu gạo có cần phải có một lượng gạo dự trữ nhất định trong kho trữ gạo của mình hay không?
- Doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo thì cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thương nhân xuất khẩu gạo có cần phải có một lượng gạo dự trữ nhất định trong kho trữ gạo của mình hay không?
- Không duy trì mức dự trữ lưu thông gạo đúng với quy định có bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
Doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 4. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này."
Theo đó, để tiến hành kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện nói trên theo quy định của pháp luật.
Thương nhân xuất khẩu gạo có cần phải có một lượng gạo dự trữ nhất định trong kho trữ gạo của mình hay không?
Thương nhân xuất khẩu gạo có cần phải có một lượng gạo dự trữ nhất định trong kho trữ gạo của mình hay không?
Tại Điều 12 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định:
"Điều 12. Dự trữ lưu thông
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó."
Theo đó, khi đã được kinh doanh xuất khẩu gạo, một trong những điều kiện thương nhân phải duy trì đó là thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
Không duy trì mức dự trữ lưu thông gạo đúng với quy định có bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP gồm:
"Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
e) Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
g) Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này."
Căn cứ quy định trên, có thể thấy trong trường hợp thương nhân kê khai không đúng thực tế về kho chứa, liên quan đến trường hợp kê khai không đúng phần trăm mức dự trữ lưu thông tối thiểu so với quy định (5% so với số lượng gạo đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó) thì có thể sẽ bị xem xét và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã được cấp lúc đầu.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể điều kiện để được kinh doanh xuất khẩu gạo, điều kiện cần duy trì và những trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Thương nhân cần tuân thủ những quy định trên để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình diễn ra hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.