Thuốc pháo nổ khác gì với thuốc pháo hoa? Những nguyên tắc cần lưu ý khi nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo nổ ra sao?
Thuốc pháo nổ khác gì với thuốc pháo hoa?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về thuộc pháo hoa sẽ được chia làm 2 loại như sau:
Loại 1) Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ;
Loại 2) Thuốc pháo hoa là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo hoa, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và hiệu ứng ánh sáng màu sắc nhưng không gây ra tiếng nổ.
Thuốc pháo nổ | Thuốc pháo hoa | |
Khái niệm | Là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ | Là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo hoa |
Tính chất vật lý + hóa học | Dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn | Dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và hiệu ứng ánh sáng màu sắc |
Âm thanh | Gây ra tiếng nổ | Không gây ra tiếng nổ |
Những nguyên tắc cần lưu ý khi nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo nổ ra sao?
Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ như sau:
- Việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
+ Có nội quy, phương án bảo vệ; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
+ Địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm;
+ Người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Việc cung cấp cho các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng pháo hoa nổ chỉ được thực hiện trong các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ (Tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP)
- Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Thuốc pháo nổ khác gì với thuốc pháo hoa? Những nguyên tắc cần lưu ý khi nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo nổ ra sao? (Hình từ Internet)
Ai phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:
Những người sau cần huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ:
(1) Người quản lý;
(2) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
(3) Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
(4) Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
(5) Người sử dụng pháo hoa nổ;
(6) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
Bên cạnh đó thì những nội dung huấn luyện cho các đối tượng này cũng được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
+ Biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
+ Tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
+ Cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
- Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.