Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ là gì? Việc bao gói các thỏi thuốc nổ này quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ là gì? Việc bao gói các thỏi thuốc nổ này quy định thế nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.P ở Lâm Đồng.

Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ là gì?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT thì thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ là thuốc nổ được tạo thành bằng cấu trúc nhũ tương nghịch (nước trong dầu) pha nước hay còn gọi là pha oxy hóa (pha phân tán) được phân tán trong suốt pha dầu hay pha nhiên liệu liên tục (pha liên tục), thuốc nổ nhũ tương có độ chịu nước cao.

Việc bao gói các thỏi thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ quy định thế nào?

Các thỏi thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ được bao gói theo quy định tại Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT như sau:

Đóng thỏi, bao gói
6.1. Đóng thỏi: Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ được đóng thỏi bằng màng Polyme, ống giấy, Poly Propylen (PP)/ Poly Etylen (PE).
6.2. Bao gói: Các thỏi thuốc nổ phải được đóng vào hộp giấy cacton hoặc trong bao PP. Riêng đối với các loại thuốc nổ có đường kính thỏi thuốc < 50mm phải được bao gói kín bằng túi PE.

Theo quy định trên, các thỏi thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ phải được đóng vào hộp giấy cacton hoặc trong bao PP.

Riêng đối với các loại thuốc nổ có đường kính thỏi thuốc < 50mm phải được bao gói kín bằng túi PE.

Thuốc nổ nhũ tương

Thuốc nổ nhũ tương (Hình từ Internet)

Thiết bị nào dùng để xác định tốc độ nổ của thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ bằng máy đo quang?

Theo tiết 10.2.1 tiểu mục 10.2 Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT thì thiết bị dùng để xác định tốc độ nổ của thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ bằng máy đo quang gồm:

- Máy đo tốc độ nổ và dây quang đồng bộ.

- Kíp nổ số 8.

- Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ.

- Máy nổ mìn chuyên dụng hoặc nguồn điện 6 V đến 12 V.

- Thước mét, dao cắt dây.

- Dụng cụ tạo lỗ đường kính 2 mm và 7,5 mm.

- Hầm nổ hoặc bãi thử nổ.

Chuẩn bị mẫu để xác định tốc độ nổ bằng máy đo quang (tiết 10.2.2 tiểu mục 10.2 Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT):

Trường hợp thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ được đóng thỏi với đường kính > 36 mm, bao gói lại vào ống giấy kraft hoặc ống PVC dày 1,0 mm, đường kính 32 mm, chiều dài không nhỏ hơn 200 mm và đảm bảo khối lượng riêng nằm trong khoảng quy định tại Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Trường hợp thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ đã được đóng thỏi với đường kính ≤ 36 mm, chiều dài thỏi thuốc ≥ 200 mm, cho phép sử dụng thỏi thuốc để đo tốc độ nổ.

Trường hợp thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ đã được đóng thỏi với đường kính ≤ 36 mm, chiều dài thỏi thuốc < 200 mm, lấy 02 thỏi thuốc và cắt phẳng 01 đầu đảm bảo 02 thỏi thuốc khi đặt liên tiếp sát nhau trên một đường thẳng được tiếp xúc hoàn toàn, sao cho chiều dài ≥ 200 mm, dùng giấy Kraft cố định 02 thỏi thuốc lại.

Chuẩn bị đo tốc độ nổ bằng máy đo quang (tiết 10.2.3 tiểu mục 10.2 Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT)

- Rải cát để tạo mặt phẳng chắc.

- Dùng thước đánh dấu vị trí tạo lỗ tra dây quang.

- Tạo lỗ tra dây quang vuông góc với trục của thỏi thuốc tại vị trí tạo sẵn, gắn dây quang (đảm bảo đúng thứ tự đếm của máy đo).

- Tạo lỗ tra kíp ở đầu và dọc trục thỏi thuốc.

Khoảng cách từ đáy kíp đến vị trí dây quang gần nhất phải ≥ 03 lần đường kính thỏi thuốc và khoảng cách giữa 02 dây quang ≥ 80 mm.

Tiến hành đo tốc độ nổ bằng máy đo quang: (tiết 10.2.4 tiểu mục 10.2 Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT ban hành kèm theo Thông tư 36/2020/TT-BCT)

Bước 1: Nối hai đầu dây quang vào máy đo tốc độ nổ.

Bước 2: Tra kíp vào lỗ vừa được tạo ra trên thỏi thuốc sao cho ngập hết hai phần ba kíp trong lỗ tạo ra trên thỏi thuốc;

Bước 3: Kiểm tra sự sẵn sàng của máy đo (sẵn sàng ghi lại các dữ liệu của quá trình nổ);

Bước 4: Tiến hành kích nổ mẫu thuốc nổ, máy đo sẽ bắt đầu thu nhận thông tin về tốc độ nổ kết quả đo được phân tích trên máy tính bằng phần mềm đi kèm máy.

Thí nghiệm được tiến hành tối thiểu 03 lần, sai số giữa các kết quả đo không được lớn hơn ± 50 m/s. Kết quả là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến số nguyên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,551 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào