Thùng nhiên liệu là gì? Thùng nhiên liệu của sơ mi rơ moóc có thể được làm bằng các vật liệu nào?
Thùng nhiên liệu là gì?
Thùng nhiên liệu được giải thích theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 52:2019/BGTVT về Kết cấu an toàn chống chảy của xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
1.3.2 Thùng nhiên liệu (tank) là các thùng được thiết kế để chứa nhiên liệu lỏng theo định nghĩa tại mục 1.3.4 của Quy chuẩn này, được sử dụng chủ yếu cho nguồn động lực của xe.
...
1.3.4 Nhiên liệu lỏng (liquid fuel) là nhiên liệu ở trạng thái lỏng trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường.
Thùng nhiên liệu (tank) là các thùng được thiết kế để chứa nhiên liệu ở trạng thái lỏng trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường, được sử dụng chủ yếu cho nguồn động lực của xe.
Thùng nhiên liệu là gì? Thùng nhiên liệu của sơ mi rơ moóc có thể được làm bằng các vật liệu nào? (Hình từ Internet)
Thùng nhiên liệu của sơ mi rơ moóc có thể được làm bằng các vật liệu nào?
Thùng nhiên liệu của sơ mi rơ moóc có thể được làm bằng các vật liệu được giải thích theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 52:2019/BGTVT về Kết cấu an toàn chống chảy của xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1 Các yêu cầu đối với thùng nhiên liệu
2.1.1 Thùng nhiên liệu có thể được làm bằng vật liệu kim loại chống cháy hoặc vật liệu chất dẻo. Đối với thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu kim loại chống cháy phải đáp ứng các yêu cầu từ mục 2.1.2 đến 2.1.5 của Quy chuẩn này và đối với thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu chất dẻo phải đáp ứng các yêu cầu từ mục 2.1.2 đến 2.1.8 của Quy chuẩn này.
....
Theo quy định nêu trên thì thùng nhiên liệu của sơ mi rơ moóc có thể được làm bằng vật liệu kim loại chống cháy hoặc vật liệu chất dẻo.
(1) Đối với thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu kim loại chống cháy phải đáp ứng các yêu cầu từ tiết 2.1.2 đến tiết 2.1.5 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 52:2019/BGTVT về Kết cấu an toàn chống chảy của xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
- Các thùng nhiên liệu phải được chế tạo để chống lại sự ăn mòn của nhiên liệu.
- Bất kỳ một áp suất dư hoặc bất kỳ áp suất nào vượt quá áp suất làm việc phải được tự cân bằng bởi thiết bị phù hợp (lỗ thông hơi, van an toàn,...).
- Khả năng chống rò rỉ bằng chất lỏng
+ Các thùng nhiên liệu khi lắp các phụ kiện mà thường gắn liền với chúng sau khi thử theo mục A.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này vỏ thùng nhiên liệu không được vỡ hoặc rò rỉ; tuy nhiên, thùng có thể bị biến dạng vĩnh viễn.
+ Thùng nhiên liệu được làm bằng vật liệu chất dẻo được coi là phù hợp yêu cầu này nếu thỏa mãn các quy định theo mục 2.1.7 của Quy chuẩn này.
+ Khả năng chống rò rỉ khi bị lật thùng
Nhiên liệu không được thoát ra ngoài qua nắp thùng hoặc qua các thiết bị được lắp đặt để cân bằng áp suất dư. Sau khi thử nghiệm theo mục A.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, nhiên liệu không được rò rỉ vượt quá 30 g/min.
+ Nắp thùng nhiên liệu phải được liên kết với ống nạp. Quy định này được coi là thỏa mãn nếu có nắp dự phòng ngăn chặn nhiên liệu dư thừa bay hơi hoặc tràn ra ngoài do mất nắp thùng nhiên liệu. Điều này có thể đạt được nếu sử dụng một trong những cách dưới đây:
+ Một nắp thùng nhiên liệu đóng mở tự động và không thể tháo rời.
+ Có thiết kế tránh nhiên liệu dư thừa bay hơi hoặc tràn do mất nắp thùng nhiên liệu.
+ Bất kỳ nắp thùng nhiên liệu dự phòng nào khác tương đương. Ví dụ, có thể bao gồm nhưng không giới hạn, một nắp thùng cố định bằng dây, xích hoặc chìa khóa vừa để khóa nắp thùng vừa để khởi động xe (trong trường hợp này, chìa khóa chỉ tháo rời được khỏi nắp thùng khi đã khóa). Tuy nhiên, đối với những ô tô không thuộc nhóm ô tô con và ô tô tải có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 3,5 tấn thì việc sử dụng dây hay xích để cố định nắp thùng nhiên liệu là không đủ.
- Gioăng làm kín giữa nắp thùng nhiên liệu và ống tiếp nhiên liệu phải được giữ chắc chắn ở đúng vị trí. Nắp phải được cố định chắc chắn với cổ ống tiếp nhiên liệu khi đóng.
+ Đối với thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu chất dẻo phải đáp ứng các yêu cầu từ tiết 2.1.2 đến tiết 2.1.8 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 52:2019/BGTVT về Kết cấu an toàn chống chảy của xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
Ngoài đáp ứng các yêu cầu đối với thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu kim loại chống cháy thì thùng nhiên liệu làm bằng vật liệu chất dẻo phải đáp ứng thêm các yêu cầu còn lại sau đây:
- Độ bền va chạm
Sau khi thử nghiệm theo mục B.1 Phụ lục B của Quy chuẩn này, thùng nhiên liệu không được rò rỉ.
- Độ bền cơ học
Sau khi thử nghiệm theo mục B.2 Phụ lục B của Quy chuẩn này, thùng nhiên liệu và các phụ kiện của nó không được vỡ hoặc rò rỉ; tuy nhiên, nó có thể bị biến dạng vĩnh viễn.
- Dán nhãn trên thùng nhiên liệu
Trên thùng nhiên liệu phải có tên thương mại hoặc ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất. Tên thương mại hoặc ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa.
Thử nghiệm về lắp đặt hệ thống nhiên liệu trên xe sơ mi rơ moóc có thể được thực hiện ra sao?
Thử nghiệm về lắp đặt hệ thống nhiên liệu trên xe sơ mi rơ moóc có thể được thực hiện theo quy định tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 52:2019/BGTVT về Kết cấu an toàn chống chảy của xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BGTVT như sau:
- Thử nghiệm về lắp đặt hệ thống nhiên liệu trên xe có thể được thực hiện với kiểu loại thùng nhiên liệu và/hoặc kiểu loại xe.
- Khi thử nghiệm với kiểu loại thùng nhiên liệu thì cơ sở đăng ký thử nghiệm phải lắp đặt kiểu loại thùng nhiên liệu đó trên xe đáp ứng các điều kiện thử nghiệm.
- Thử nghiệm về lắp đặt hệ thống nhiên liệu trên xe có thể được thực hiện cùng với thử nghiệm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.