Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch thì sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng?
- Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng không?
- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu nào?
- Báo hiệu nguy hiểm phải dán ở vị trí nào của thùng chứ hàng hóa nguy hiểm?
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng không?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có định nghĩa về hàng hóa nguy hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
3. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc phương tiện thủy nội địa để thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại hàng hóa nguy hiểm
...
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Theo quy định vừa nêu thì hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Trường hợp thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm thì cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng không? (Hình từ Internet)
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP thì thùng chứa hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa.
Thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
(1) Chất lượng thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
(2) Thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
(3) Phía bên ngoài thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
(6) Các phần của thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
(7) Thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm:
- Không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ;
- Có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;
- Được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
(8) Thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
(9) Thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;
(10) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.
Báo hiệu nguy hiểm phải dán ở vị trí nào của thùng chứ hàng hóa nguy hiểm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 34/2024/NĐ-CP về nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm như sau:
Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Như vậy, báo hiệu nguy hiểm có hình chữ nhật và phải được dán ở phía ngoài thùng chứa hàng hóa cùng với biểu trưng nguy hiểm, tại vị trí dễ quan sát và dán ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.