Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp?

Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNDN? Khoản chi nào được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?

Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 14 và khoản 15 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định về thuế suất ưu đãi như sau:

Thuế suất ưu đãi
...
3. Thuế suất 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại các Điểm a, b Khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.
3a. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
...

Theo đó, thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp sau đây:

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.

Như vậy, thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp.

Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp?

Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thép cao cấp? (Hình từ Internet)

Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNDN?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế 2014 có quy định các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN như sau:

- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Thu nhập khác bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;

+ Khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;

+ Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;

+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định;

Đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Khoản chi nào được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi không thuộc các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
181 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào