Thuê luật sư hòa giải cấp cơ sở có được hay không? Luật sư có trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng như thế nào?

Theo luật hòa giải cơ sở, Tổ chức hòa giải ấp và xã về tranh chấp đất đai giữa gia đình bên A và gia đình bên B. Hiện nay bên A thuê luật sư toàn quyền tham gia hòa giải ở ấp và hội đồng hòa giải ở xã. Theo tình huống trên tôi có câu hỏi như sau, việc ủy thuê luật sư như vậy có đúng không, hay là khi tham gia ở Tòa án nhân dân cấp huyện trở lên mới được ủy quyền tham gia? Luật sư tham gia có nghĩa vụ bảo mật thông tin như thế nào?

Luật sư có được tham gia hòa giải tại cơ sở cấp xã hay không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Mà theo quy định tại Điều 17 Luật Hòa giải cơ sở 2013:

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
1. Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
2. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
3. Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

Theo quy định trên thì không bắt buộc cá nhân đó phải tự mình tham gia thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở.

Theo đó, cá nhân làm văn bản ủy quyền cho luật sư về việc hòa giải tại cấp cơ sở thì luật sư vẫn được tham gia hòa giải trong trường hợp này anh nhé. Quy định của Luật hòa giải cơ sở 2013 không có quy định cấm, do đó cá nhân hòa giải vẫn có quyền thực hiện thuê luật sư và ủy quyền bằng văn bản thực hiện là hợp lệ.

Thuê luật sư hòa giải cấp cơ sở có được hay không? Luật sư có trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng như thế nào?

Thuê luật sư hòa giải cấp cơ sở có được hay không? Luật sư có trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng như thế nào?

Luật sư có nghĩa vụ bảo mật thông tin như thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Điều 25. Bí mật thông tin
1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

Theo đó có thể thấy việc bảo mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ hành nghề của mỗi luật sư, luật sư là một ngành nghề đặc thù liên quan mật thiết đến khách hàng vì vậy bảo mật thông tin có thể xem là một nét đặc trưng, một việc đương nhiên khi hành nghề luật sư ngoài ra còn là một quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.

Đồng thời vấn đề giữ bí mật thông tin còn được quy định tại quy tắc thứ 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ như sau:

Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin
7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy trong quá trình tham gia hòa giải cơ sở luật sư phải có nghĩa vụ bảo vệ thông tin khách hàng không chỉ trong suốt thời gian thực hiện dịch vụ pháp lý mà còn cả khi đã kết thúc dịch vụ đó nếu không có sự thỏa thuận nào khác giữa luật sư và khách hàng của mình.

Luật sư không thực hiện việc bảo mật thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với hành vi không giữ bí mật thông tin sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 85 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

"Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư

1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;

d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.

3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư."

Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì việc luật sư tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác có thể bị phạt lên tới 40.000.000đ. Ngoài ra theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP còn quy định hình thức xử phạt bổ sung với hành vi trên là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,982 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào