Thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào?
- Thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào?
- Lệ phí thực hiện đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là bao nhiêu?
- Thời hạn giải quyết thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là bao lâu?
Thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào?
Theo tiết 9.1 tiểu mục 9 Mục II Phần II thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan được lựa chọn hình thức bảo lãnh là đặt cọc tiền cho cơ quan hải quan để đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh phải nộp cho một tờ khai quá cảnh hải quan và nộp giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS.
Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý tiền đặt cọc như sau:
a) Trường hợp người khai hải quan đặt cọc đủ số tiền theo quy định cho một tờ khai quá cảnh hải quan thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số GRN để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh;
b) Trường hợp số tiền đặt cọc cho một tờ khai quá cảnh hải quan nhỏ hơn theo quy định thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung.
...
Theo đó, thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như sau:
- Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan được lựa chọn hình thức bảo lãnh là đặt cọc tiền cho cơ quan hải quan để đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh phải nộp cho một tờ khai quá cảnh hải quan và nộp giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS.
- Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý tiền đặt cọc như sau:
+ Trường hợp người khai hải quan đặt cọc đủ số tiền theo quy định cho một tờ khai quá cảnh hải quan thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số GRN để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh;
+ Trường hợp số tiền đặt cọc cho một tờ khai quá cảnh hải quan nhỏ hơn theo quy định thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung.
Thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Lệ phí thực hiện đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là bao nhiêu?
Theo tiết 9.8 tiểu mục 9 Mục II Phần II thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
...
9.8. Phí, lệ phí: Không có.
...
Theo đó, người khai hải quan không phải nộp lệ phí khi thực hiện thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
Thời hạn giải quyết thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là bao lâu?
Theo tiết 9.4 tiểu mục 9 Mục II Phần II thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
...
9.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:
- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
...
Theo đó, thời hạn giải quyết thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được quy định như sau:
- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
+ Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
+ Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.