Thực hiện lấy mẫu kiểm tra lấy mẫu khi phát hiện cá tra có dấu hiệu nhiễm bệnh ra sao? Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật trong việc nuôi dưỡng cá tra như thế nào?
Cơ sở ương dưỡng giống cá tra phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
"Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này."
Như vậy, anh cần phải đáp ứng những điều kiện nêu trên để đảm bảo việc nuôi cá tra phù hợp với quy định, ngoài ra anh cần được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định pháp luật
Thực hiện lấy mẫu kiểm tra lấy mẫu khi phát hiện cá tra có dấu hiệu nhiễm bệnh ra sao?
Thực hiện lấy mẫu kiểm tra lấy mẫu khi phát hiện cá tra có dấu hiệu nhiễm bệnh ra sao?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 02-33 -2:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 2: Cá tra ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về việc lấy mẫu cá tra để kiểm tra tác nhân gây bệnh như sau:
"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. Cá tra bố mẹ
Dùng lưới (3.1.3) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.6) thu ngẫu nhiên 30 cá thể (với tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:1) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể thì lấy toàn bộ số cá bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2. Cá tra bột
Dùng vợt (3.1.4) lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể đến 200 cá thể tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa cá bột, thả vào cốc thuỷ tinh (3.1.7) chứa sẵn 1/2 nước ngọt.
3.2.3. Cá tra hương
Dùng lưới (3.1.1) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50 cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.8) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục khí.
3.2.4. Cá tra giống
Dùng lưới (3.1.2) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50 cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.9) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục khí.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 5:
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
Từ quy định trên thì đối với mỗi loại cá tra sẽ có yêu cầu về lưỡi bắt khác nhau, nếu bạn số lượng đàn các nuôi của bạn chỉ từ 100 đến 249 cá thể thì chỉ cần bắt 23 cá thể để tiến hành kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật trong việc nuôi dưỡng cá tra như thế nào?
Theo tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 02-33 -2:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 2: Cá tra ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
...
3.4. Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.4.1. Cá tra bố mẹ
3.4.1.1. Tuổi cá, số lần sinh sản và thời hạn sử dụng
Thông qua hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất.
3.4.1.2. Khối lượng
Dùng cân (3.1.12) để xác định khối lượng của từng cá thể.
3.4.2. Cá tra bột
3.4.2.1. Tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của cá bột bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.13). Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.4.2.2. Trạng thái hoạt động
Quan sát trực tiếp cá bột trong cốc thuỷ tinh (3.1.7) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá trạng thái hoạt động của cá.
3.4.3. Cá tra hương, cá tra giống
3.4.3.1. Chiều dài toàn thân
Dùng thước (3.1.10) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng từ 50 đến 100 cá thể. Số cá thể đạt hoặc vượt chiều dài phải lớn hơn 95%.
3.4.3.2. Khối lượng
Dùng cân (3.1.11) cân toàn bộ chậu hoặc xô chứa cá. Dùng vợt vớt cá, để róc hết nước. Sau đó cân xô hoặc chậu để xác định khối lượng bì. Đếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng trung bình của cá thể trong mẫu.
3.4.3.3. Tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của cá bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100."
Theo quy định trên thì ta phải tiến hành kiểm tra kích thước và khối lượng của cá và xác định tỉ lệ dị hình bằng cách quan sát cá thể bằng mắt thường trong điều kiện tự nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.