Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô với bệnh khô vằn tối thiểu bao nhiêu vụ?

Cho tôi hỏi, thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô với bệnh khô vằn tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống ngô với bệnh khô vằn như thế nào? Nguồn bệnh và phương pháp lây nhiễm khi đánh giá phản ứng của giống ngô với bệnh khô vằn ra sao? Câu hỏi của anh Chí Thiện tại Bình Phước.

Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô với bệnh khô vằn tối thiểu bao nhiêu vụ?

Khảo nghiệm có kiểm soát (Control test) là khảo nghiệm giống ngô trong môi trường nhân tạo để giống ngô thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận theo tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 định nghĩa.

Căn cứ theo tiết 5.4.1 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
5.4.1 Yêu cầu chung
Thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh khô vằn.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh khô vằn thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,3 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm theo quy định tại 5.2.3.
Khảo nghiệm có kiểm soát đặc tính chịu hạn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
...

Theo quy định trên, khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh khô vằn.

Bệnh khô vằn

Khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô với bệnh khô vằn (Hình từ Internet)

Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô với bệnh khô vằn, bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống ngô như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.2 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh khô vằn
5.4.2.1 Bố trí thí nghiệm
Các giống ngô khảo nghiệm được gieo trong nhà lưới hoặc trên đồng ruộng theo hàng; hàng cách hàng 70 cm. Mỗi giống gieo 1 hàng tối thiểu 20 cây, khoảng cách giữa các cây là 25 cm. Chăm sóc cho cây phát triển tốt.
...

Theo quy định trên, bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của giống ngô với bệnh khô vằn như sau:

- Các giống ngô khảo nghiệm được gieo trong nhà lưới hoặc trên đồng ruộng theo hàng; hàng cách hàng 70 cm. Mỗi giống gieo 1 hàng tối thiểu 20 cây, khoảng cách giữa các cây là 25 cm. Chăm sóc cho cây phát triển tốt.

Nguồn bệnh và phương pháp lây nhiễm khi đánh giá phản ứng của giống ngô với bệnh khô vằn như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021 quy định về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Yêu cầu về khảo nghiệm
...
5 Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.2 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh khô vằn
...
5.4.2.2 Nguồn bệnh
Sử dụng nguồn bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) điển hình trên ngô thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
5.4.2.3 Phương pháp lây nhiễm
Tiến hành lây bệnh ở giai đoạn từ 30 ngày đến 40 ngày tuổi vào thời kỳ mưa, ẩm nếu lây trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới có độ ẩm 80 %, nhiệt độ từ 25 °C đến 28 °C để bệnh có điều kiện phát triển. Cho 4 hạt thóc đến 5 hạt thóc đã được nhiễm nấm vào kẽ của điểm tiếp giáp bẹ lá và phiến lá, sát với thân tại đốt thân thứ 2 hoặc đốt thân thứ 3 tính từ mặt đất. Sau đó dùng giấy bạc bao bọc vị trí lây nhiễm để giữ ẩm và giữ cho nguồn bệnh không bị rơi trong 5 ngày đến 7 ngày.
...

Như vậy, sử dụng nguồn bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) điển hình trên ngô thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.

Phương pháp lây nhiễm bệnh khô vằn như sau:

- Tiến hành lây bệnh ở giai đoạn từ 30 ngày đến 40 ngày tuổi vào thời kỳ mưa, ẩm nếu lây trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới có độ ẩm 80%, nhiệt độ từ 25°C đến 28°C để bệnh có điều kiện phát triển.

- Cho 4 hạt thóc đến 5 hạt thóc đã được nhiễm nấm vào kẽ của điểm tiếp giáp bẹ lá và phiến lá, sát với thân tại đốt thân thứ 2 hoặc đốt thân thứ 3 tính từ mặt đất. Sau đó dùng giấy bạc bao bọc vị trí lây nhiễm để giữ ẩm và giữ cho nguồn bệnh không bị rơi trong 5 ngày đến 7 ngày.

Lưu ý, những quy định trên không áp dụng cho các giống ngô rau và ngô nổ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,259 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào