Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu?

Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào? Kế toán thuế xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu nào? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu được quy định như thế nào theo quy định hiện hành ?

Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tại Tổng cục Hải quan:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn ngành Hải quan;
b) Tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu toàn ngành, phân tích các thông tin báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công việc khác được giao.
2. Tại các Cục Hải quan và tương đương:
...
3. Tại các Chi cục Hải quan và tương đương:
a) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán;
b) Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí;
c) Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan.
d) Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán.

Theo đó, nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan được thực hiện như sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán;

- Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí;

- Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan.

- Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán.

Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu?

Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu? (Hình từ Internet)

Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về đơn vị tính, chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Đơn vị tính, chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
a) Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
b) Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
4. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này

Theo quy định nêu trên, thì khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:

- Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5) thì không tính.

- Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1% đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Kế toán thuế xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về yêu cầu đối với kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

[1] Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán và báo cáo kế toán.

[2] Phản ánh thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đúng thời gian quy định.

[3] Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

[4] Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.

[5] Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.

Xem thêm: Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế vào hệ thống thông tin kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như thế nào?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
14 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào