Thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh?

Cho tôi hỏi thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh? Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt gồm những dự án nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Hà Giang đến từ Nha Trang.

Bom mìn vật nổ sau chiến tranh được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Bom mìn vật nổ sau chiến tranh là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.

Theo đó, bom mìn vật nổ sau chiến tranh được hiểu à tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.

Bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)

Thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định nội dung quản lý và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:

Nội dung quản lý và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung sau:
1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
2. Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
3. Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
4. Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
5. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Như vậy, thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm những nội dung sau đây:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;

- Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt gồm những dự án nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:

Hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm:
a) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
3. Hạng mục thành phần của dự án đầu tư khác
...

Theo đó, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt gồm các dự án sau đây:

- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

- Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.

Ai có thẩm quyền giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:

Hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
...
4. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Như vậy, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,395 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào