Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân thông qua những nội dung gì?

Cho tôi hỏi công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân hướng tới mục tiêu gì? Thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo nguyên tắc nào? Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân thông qua những nội dung gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân hướng tới mục tiêu gì?

Theo Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 như sau:

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

công chức tòa án

Công chức, viên chức Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 như sau:

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân.
2. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn Chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo việc đi học của công chức, viên chức không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một năm công tác không vượt quá 20% tổng số biên chế hiện có của đơn vị; đối với hình thức đào tạo tại chức và hình thức đào tạo không tập trung thì không vượt quá 25% tổng số biên chế hiện có của đơn vị.
4. Khuyến khích công chức, viên chức, người lao động đăng ký học các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước học ngoài giờ hành chính và tự túc toàn bộ chi phí đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm hiện tại hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị.

Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân.

- Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn Chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo việc đi học của công chức, viên chức không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một năm công tác không vượt quá 20% tổng số biên chế hiện có của đơn vị; đối với hình thức đào tạo tại chức và hình thức đào tạo không tập trung thì không vượt quá 25% tổng số biên chế hiện có của đơn vị.

- Khuyến khích công chức, viên chức, người lao động đăng ký học các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước học ngoài giờ hành chính và tự túc toàn bộ chi phí đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm hiện tại hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị.

Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân thông qua những nội dung gì?

Theo Điều 5 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 như sau:

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Lý luận chính trị;
b) Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;
c) Kiến thức quốc phòng và an ninh;
d) Tiêu chuẩn chức danh ngạch;
e) Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;
f) Kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước.
b) Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;
c) Kiến thức ngoại ngữ;
d) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

Theo đó, nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân bao gồm:

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:

+ Lý luận chính trị;

+ Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;

+ Kiến thức quốc phòng và an ninh;

+ Tiêu chuẩn chức danh ngạch;

+ Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

+ Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước.

+ Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

+ Kiến thức ngoại ngữ;

+ Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,277 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào