Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Mục đích thực hiện dân chủ?
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các đơn vị trực thuộc, bao gồm:
- Dân chủ trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
+ Trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị;
+ Những việc phải công khai để công chức, viên chức biết;
+ Những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến, Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị quyết định;
+ Những việc công chức, viên chức giám sát, kiểm tra;
- Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm:
Trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp, thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức trong quan hệ, giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị với cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Mục đích thực hiện dân chủ? (Hình từ Internet)
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Theo Điều 2 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND
1. Phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp (sau đây gọi chung là Viện trưởng) và thủ trưởng đơn vị.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Ngành.
3. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngành; tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm mục đích:
- Phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp và thủ trưởng đơn vị.
- Góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Ngành.
- Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngành; tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định như sau:
Yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND
1. Thực hiện dân chủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao, sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể của cơ quan, đơn vị.
2. Dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và quy định của Ngành; kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Thực hiện dân chủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể của cơ quan, đơn vị.
- Dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và quy định của Ngành;
- Kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.