Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến theo hình thức nào?
- Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến theo hình thức nào?
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền và trách nhiệm như thế nào về việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
- Để cơ quan Công an quyết định thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội thì cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tham gia ý kiến trong những việc nào?
Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức và cá nhân
Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức tham gia ý kiến sau đây:
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, đường dây nóng, email, hòm thư góp ý.
3. Thông qua các trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, ấp, thôn, xóm, khóm,...); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
7. Các hình thức phù hợp khác.
Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức tham gia ý kiến sau đây:
- Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
- Thông qua điện thoại, đường dây nóng, email, hòm thư góp ý.
- Thông qua các trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
- Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, ấp, thôn, xóm, khóm,...); nơi làm việc, học tập.
- Thông qua điều tra xã hội học.
- Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
- Các hình thức phù hợp khác.
Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền và trách nhiệm như thế nào về việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
Tại Điều 10 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định cụ thể:
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
2. Khi đến làm thủ tục và đề nghị giải quyết những việc liên quan đến quản lý hành chính về trật tự xã hội, phải xuất trình hoặc gửi kèm theo những giấy tờ có liên quan theo quy định; nghiêm chỉnh thực hiện nội quy công sở và chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi: Vi phạm các quy định quản lý hành chính về trật tự xã hội; cản trở, chống lại cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
4. Giúp đỡ, phối hợp với cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi thi hành nhiệm vụ.
Như vậy, cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền và trách nhiệm như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Khi đến làm thủ tục và đề nghị giải quyết những việc liên quan đến quản lý hành chính về trật tự xã hội, phải xuất trình hoặc gửi kèm theo những giấy tờ có liên quan theo quy định; nghiêm chỉnh thực hiện nội quy công sở và chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi: Vi phạm các quy định quản lý hành chính về trật tự xã hội; cản trở, chống lại cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Giúp đỡ, phối hợp với cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi thi hành nhiệm vụ.
Để cơ quan Công an quyết định thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội thì cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tham gia ý kiến trong những việc nào?
Theo Điều 8 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định cụ thể:
Những việc cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến để cơ quan Công an quyết định
1. Quy ước của các tổ chức quần chúng tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn dân cư.
2. Tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Đề nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
4. Cải cách thủ tục hành chính, thời gian tiếp dân, địa điểm tiếp dân cho phù hợp.
5. Các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
6. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Theo đó, để cơ quan Công an quyết định thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội thì cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tham gia ý kiến trong những việc sau:
- Quy ước của các tổ chức quần chúng tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn dân cư.
- Tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Đề nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Cải cách thủ tục hành chính, thời gian tiếp dân, địa điểm tiếp dân cho phù hợp.
- Các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.