Thực hiện cho vay gián tiếp thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập văn bản thỏa thuận với ngân hàng thương mại hay với doanh nghiệp?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại thì có chi trả khoản phí nào không?
- Mức vay gián tiếp mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay là bao nhiêu?
- Thực hiện cho vay gián tiếp thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập văn bản thỏa thuận với ngân hàng thương mại hay với doanh nghiệp?
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại thì có chi trả khoản phí nào không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định phí cho vay gián tiếp như sau:
Lãi suất cho vay gián tiếp, phí cho vay gián tiếp
1. Lãi suất cho vay gián tiếp là lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bằng lãi suất cho vay trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Phí cho vay gián tiếp là khoản tiền Quỹ phải trả cho ngân hàng để thực hiện việc cho vay, do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 50% tiền lãi cho vay gián tiếp thu được đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cho doanh nghiệp vay gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại thì cần trả khoản phí cho vay gián tiếp cho ngân hàng.
Cụ thể, khoản phí cho vay gián tiếp do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 50% tiền lãi cho vay gián tiếp thu được đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện cho vay gián tiếp thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập văn bản thỏa thuận với ngân hàng thương mại hay với doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Mức vay gián tiếp mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mức vay gián tiếp như sau:
Thời hạn, mức cho vay gián tiếp
Thời hạn, mức cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mức cho vay như sau:
Mức cho vay, thời hạn cho vay
1. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
2. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm.
Theo đó, mức cho vay gián tiếp đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án.
Đồng thời tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thực hiện cho vay gián tiếp thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập văn bản thỏa thuận với ngân hàng thương mại hay với doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về nội dung thỏa thuận cho vay gián tiếp như sau:
Thỏa thuận cho vay gián tiếp
1. Thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ và ngân hàng phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về pháp nhân của Quỹ và ngân hàng, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
b) Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, đồng tiền cho vay, lãi suất cho vay, nhận vốn vay, hoàn trả vốn, thu hồi lãi, gốc cho vay, chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hiệu lực của thỏa thuận cho vay gián tiếp;
c) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực hiện cho vay gián tiếp; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản và phù hợp với thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ và ngân hàng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
(1) Về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngân hàng:
Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thực hiện vay vốn sẽ lập văn bản thỏa thuận với phí ngân hành thương mại nơi nộp hồ sơ vay vốn.
Thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản và phù hợp với thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ và ngân hàng, nội dung thỏa thuận bao gồm:
- Thông tin về pháp nhân của Quỹ và ngân hàng, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
- Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, đồng tiền cho vay, lãi suất cho vay, nhận vốn vay, hoàn trả vốn, thu hồi lãi, gốc cho vay, chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hiệu lực của thỏa thuận cho vay gián tiếp;
(2) Về phía ngân hàng thương mại và Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Phía ngân hàng thương mại phải lập văn bản thỏa thuận vay vốn gián tiếp với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ.
Thỏa thuận cho vay gián tiếp giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng thương mại phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin về pháp nhân của Quỹ và ngân hàng, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
- Các thỏa thuận về số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, đồng tiền cho vay, lãi suất cho vay, nhận vốn vay, hoàn trả vốn, thu hồi lãi, gốc cho vay, chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hiệu lực của thỏa thuận cho vay gián tiếp;
- Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình thực hiện cho vay gián tiếp; cách thức giải quyết tranh chấp, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
Tóm lại, khi thực hiện cho vay gián tiếp thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập văn bản thỏa thuận với ngân hàng thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.