Thừa phát lại chỉ được phép hành nghề khi nào? Sau khi được bổ nhiệm Thừa phát lại thì đã có thể hành nghề hay chưa?

Cho tôi hỏi khi nào thì Thừa phát lại sẽ được phép hành nghề vậy? Sau khi đã được bổ nhiệm thì Thừa phát lại đã có thể hành nghề hay chưa? Để được bổ nhiệm Thừa phát lại thì có thể nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nào cũng được đúng không? Có bắt buộc phải nộp tại Sở Tư pháp nơi mình đăng ký tạm trú, thường trú gì không? Câu hỏi của chị My đến từ Hà Nội.

Thừa phát lại được phép hành nghề kể từ khi nào? Sau khi đã được bổ nhiệm Thừa phát lại thì đã có thể hành nghề hay chưa?

Căn cứ theo khoản 1 đến khoản 3 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại như sau:

Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
c) 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và thông báo việc đăng ký hành nghề Thừa phát lại cho các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
3. Thẻ Thừa phát lại là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại chỉ được hành nghề sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ.

Theo đó, Thừa phát lại chỉ được phép hành nghề sau khi đã được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại. Thẻ Thừa phát lại chính là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề của Thừa phát lại.

Chính vì vậy, sau khi được bổ nhiệm thì Thừa phát lại vẫn chưa thể hành nghề ngay mà phải thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại thì mới được phép hành nghề.

Việc đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại sẽ do Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại hành nghề thực hiện. Hồ sơ và thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên.

Tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây

Thừa phát lại

Hành nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)

Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại tại cơ quan nào?

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

Bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

Theo đó, để được bổ nhiệm Thừa phát lại thì phải nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Thời hạn để được bổ nhiệm Thừa phát lại là bao lâu theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thời hạn để được bổ nhiệm Thừa phát lại sẽ được xác định như sau:

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Lưu ý: Trong một số trường hợp cần thiết thì thời gian này có thể được kéo dài, cụ thể:

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm.

Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu trên.

Tải về mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
784 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào