Thư viện công cộng là gì? Trẻ em có được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học không?
Thư viện công cộng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Thư viện công cộng
1. Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.
2. Thư viện cấp tỉnh là thư viện trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số về địa phương; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
c) Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện;
d) Tổ chức khu vực đọc phục vụ trẻ em, người khuyết tật;
đ) Tham gia xây dựng thư viện công cộng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện công cộng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là thư viện cấp xã);
e) Tổ chức thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện;
g) Tổ chức triển lãm và hoạt động khác nhằm phát triển văn hóa đọc;
h) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
i) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thư viện trên địa bàn theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
...
Theo đó, thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.
Thư viện công cộng là gì? Trẻ em có được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học không? (Hình từ Internet)
Trẻ em có được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện công cộng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Quyền của người sử dụng thư viện đặc thù
1. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với điều kiện của thư viện.
2. Người sử dụng thư viện là người cao tuổi hoặc người khuyết tật mà không thể tới thư viện được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng khi có yêu cầu phù hợp với hoạt động của thư viện.
3. Người khiếm thị, người khiếm thính có quyền sử dụng tài nguyên thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác.
4. Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện cơ sở giáo dục và thư viện công cộng.
5. Trẻ em, người cao tuổi, thương binh, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện.
6. Người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện tại nơi giam giữ, học tập và chữa bệnh.
Theo đó, trẻ em sẽ được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học tại thư viện cơ sở giáo dục và thư viện công cộng.
Việc đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn có nằm trong nội dung phát triển văn hóa đọc không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 30 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Phát triển văn hóa đọc
1. Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;
d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Theo đó, việc đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn sẽ nằm trong nội dung phát triển văn hóa đọc.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động phát triển văn hóa đọc còn thực hiện thông qua:
- Truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử;
- Sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.