Thư viện công cộng cấp tỉnh khi xác định được vị trí độc lập ở trung tâm cộng đồng dân cư thì có thể thành lập hay chưa?

Tôi nghe nói ở tỉnh tôi sắp xây dựng một thư viện công cộng. Hiện nay đã xác định được một vị trí độc lập ở trung tâm cộng đồng dân cư, thuận tiện cho mọi người có thể đến và nghiên cứu, học tập. Vậy với điều kiện này, thư viện đã có thể thành lập hay chưa? Còn cần đáp ứng điều kiện gì nữa hay không? Có thể thành lập thư viện công cộng cấp huyện và cấp xã để đáp ứng nhu cầu của người dân hay không?

Thư viện công cộng cấp tỉnh khi xác định được vị trí độc lập ở trung tâm cộng đồng dân cư thì có thể thành lập hay chưa?

Thành lập thư viện công cộng

Thư viện công cộng cấp tỉnh khi xác định được vị trí độc lập ở trung tâm cộng đồng dân cư thì có thể thành lập hay chưa?

Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP như sau:

Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, bao gồm tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn và tài liệu phục vụ cho người khuyết tật; có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

- Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Có vị trí độc lập tại trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc giao thông thuận tiện;

+ Diện tích thư viện phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng đọc đa phương tiện, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

+ Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

Bảo đảm ít nhất 100 m2 đối với không gian đọc tổng hợp dành cho người sử dụng thư viện; ít nhất 50 m2 dành cho khu vực phục vụ trẻ em và người khuyết tật;

Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;

Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

+ Tổ chức được dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ Nhân dân trên địa bàn đối với thư viện ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

+ Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.

Căn cứ vào những quy định trên, việc xác định được vị trí độc lập tại trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc giao thông thuận tiện chỉ là một trong những yêu cầu về cơ sở vật chất và tiện ích thư viện. Để có thể thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh thì còn cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí còn lại nêu trên.

Thư viện công cộng cấp huyện được thành lập khi nào?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, điều kiện để thành lập thư viện công cộng cấp huyện bao gồm:

- Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

- Có ít nhất 10.000 bản sách với ít nhất 1.000 đầu sách; ít nhất 10 đầu báo, tạp chí (bao gồm báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

- Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Được bố trí ở trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

+ Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;

Bảo đảm ít nhất 60 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

+ Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;

Có phương tiện, thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;

+ Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

- Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Điều kiện để thành lập thư viện công cộng cấp xã là gì?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã bao gồm:

- Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

- Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;

+ Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;

+ Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;

+ Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

- Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Như vậy, bài viết đã cung cấp một số quy định về điều kiện thành lập đối với thư viện công cộng các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để các tổ chức, cá nhân liên quan có thể áp dụng trong trường hợp có nhu cầu thành lập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

798 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào