Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được thực hiện trong bao nhiêu bước?
- Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị hủy hoại do thiên tai cần những giấy tờ gì?
- Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được thực hiện trong bao nhiêu bước?
- Kinh phí dùng cho việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được lấy từ nguồn nào?
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị hủy hoại do thiên tai cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Văn bản đề nghị xử lý của cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản (trong đó nêu rõ lý do điều chuyển): 01 bản chính.
b) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản): 01 bản chính.
c) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính.
d) Các hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị hủy hại do thiên tai sẽ cần những giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị xử lý của cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản (trong đó nêu rõ lý do điều chuyển): 01 bản chính.
(2) Danh mục tài sản bị hủy hoại (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản): 01 bản chính.
(3) Biên bản xác định tài sản bị hủy hoại: 01 bản chính.
(4) Các hồ sơ chứng minh việc tài sản bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được thực hiện trong bao nhiêu bước? (Hình từ Internet)
Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được thực hiện trong bao nhiêu bước?
Theo Điều 21 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì thủ tục xử lý ài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị xử lỳ tài sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị hủy hoại, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị hủy hoại và gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
Trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch gửi trực tiếp hồ sơ đề nghị cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, có ý kiến bằng văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, gửi cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch có văn bản kèm theo hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xử lý tài sản trong trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị hủy hoại.
Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài kết cấu hạ tầng cấp nước sạch sản gồm:
- Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại;
- Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản; địa chỉ; loại hình công trình; năm đưa vào sử dụng; diện tích; công suất, số hộ sử dụng nước theo thiết kế và thực tế; giá trị; tình trạng tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Bước 3: Xử lý tài sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đồng thời thực hiện báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định:
- Thực hiện báo cáo theo Mẫu số 01B ban hành kèm theo Nghị định 43/2022/NĐ-CP TẢI VỀ.
- Hoặc thực hiện báo cáo theo Mẫu số 01C ban hành kèm theo Nghị định 43/2022/NĐ-CP TẢI VỀ.
Kinh phí dùng cho việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong trường hợp bị hủy hoại được lấy từ nguồn nào?
Theo Điều 21 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch để đảm bảo khôi phục hoạt động cấp nước thông suốt, ổn định.
rường hợp tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản sẽ nộp về Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản theo quy định tại Điều 23 Nghi định 43/20222/NĐ-CP.
Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.