Thủ tục phá sản của các tổ chức tín dụng có gì khác so với các tổ chức, doanh nghiệp thông thường hay không? 

Thủ tục phá sản của các tổ chức tín dụng có gì khác so với các tổ chức, doanh nghiệp thông thường hay không? Ai là người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng? Thứ tự phân chia tài sản sau khi bị tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?

Ai là người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng?

Theo Điều 98 Luật Phá sản 2014, quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.

Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây

Thủ tục phá sản của các tổ chức tín dụng

Thủ tục phá sản của các tổ chức tín dụng

Khi nào thì được thu lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Căn cứ Điều 99 Luật Phá sản 2014, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng được quy định như sau:

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.

Phân chia di sản của tổ chức tín dụng sau khi bị tuyên bố phá sản?

Về bản chất, tổ chức tín dụng trước khi bị yêu cầu mở thủ tục phá sản đã phải có giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng nhà nước. Ở giai đoạn nay, các tổ chức tín dụng được hỗ trợ một khoản vay đặc biệt.Vậy nên, nếu bị tuyên bố phá sản thì phải ưu tiên thanh toán khoản vay này trước tiên. Cụ thể, Điều 100 Luật Phá sản 2014 có quy định về việc hoàn trả khoản vay đặc biệt như sau:

"Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại Điều 101 của Luật này."

Sau đó, dựa trên thứ tự phân chia tài sản tại Điều 101 Luật Phá sản 2014 để phân chia tài sản còn lại của tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:

- Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như sau:

+ Chi phí phá sản;

+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

+ Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

- Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;

+ Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

- Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,468 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào