Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Tư pháp? Nhiệm vụ của Phòng tư pháp được quy định như thế nào?
Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Tư pháp?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTP quy định như sau:
"Điều 3. Vị trí và chức năng
1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật: theo dõi tình hình thi hành pháp luật: kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp."
Theo đó Phòng tư pháp sẽ thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền.
Việc phân công này sẽ thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, dựa trên Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Danh mục này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại từng địa phương quyết định.
Phòng tư pháp
Nhiệm vụ của Phòng tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 thông tư 07/2020/TT-BTP quy định như sau:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;
b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;
c) Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tư pháp ở địa phương.
..."
Theo đó, nhiệm vụ của Phòng tư pháp được quy định như trên.
Quyền hạn của Phòng tư pháp được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 thông tư 07/2020/TT-BTP quy định như sau:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết.
5. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;
d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
..."
Như vậy, quy định trên là quyền hạn của Phòng tư pháp hiện nay theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.