Thủ tục giải quyết đề nghị chấp thuận về độ cao công trình thực hiện thế nào? Nội dung văn bản chấp thuận có những gì?

Bên chị đã gửi đề nghị chấp thuận về độ cao công trình cho Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, vậy chị muốn hỏi về thủ tục giải quyết đề nghị này thế nào? Nội dung văn bản chấp thuận có những gì? Ngoài tuân thủ quy định về chấp thuận độ cao thì bên chị còn có trách nhiệm gì nữa? Câu hỏi của chị Minh (Đà Nẵng).

Thủ tục giải quyết đề nghị chấp thuận về độ cao công trình thực hiện thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 32/2016/NĐ-CP có quy định về việc giải quyết đề nghị chấp thuận về độ cao công trình như sau:

- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình.

Đồng thời thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng của địa phương, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Cảng Vụ hàng không khu vực và các cơ quan, đơn vị liên quan biết theo thời hạn sau:

+ Mười lăm (15) ngày làm việc đối với các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay và các công trình được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 32/2016/NĐ-CP

+ Hai mươi (20) ngày làm việc đối với các dự án xây dựng khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghiệp cao;

+ Ba mươi (30) ngày làm việc đối với các dự án cáp treo, đường dây tải điện cao thế có chiều dài dưới 100 km, hệ thống các trạm thu, phát sóng vô tuyến số lượng từ 10 đến 50 trạm;

+ Bốn mươi lăm (45) ngày làm việc đối với các dự án đường dây tải điện cao thế có chiều dài trên 100 km, hệ thống các trạm thu, phát sóng vô tuyến số lượng trên 50 trạm.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp không chấp thuận về độ cao công trình, trong thời hạn mười (10) ngày, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu có văn bản thông báo, nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình biết.

Độ cao công trình

Độ cao công trình (Hình từ Internet)

Văn bản chấp thuận độ cao công trình sẽ có những nội dung gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định văn bản chấp thuận độ cao công trình sẽ có những nội dung cơ bản sau:

- Tên, tính chất, quy mô công trình;

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình;

- Vị trí công trình: Địa chỉ hành chính, tọa độ địa lý theo hệ tọa độ WGS-84 (theo kinh độ, vĩ độ thuộc độ, phút, giây), và VN 2000 nếu công trình nằm ngoài khu vực lân cận sân bay;

- Độ cao tối đa của công trình được phép xây dựng so với cốt đất tự nhiên hoặc so với mực nước biển trung bình;

- Hướng dẫn cảnh báo hàng không;

- Thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận độ cao của công trình;

- Các Điểm lưu ý khác (nếu có).

Trách nhiệm của các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời thế nào?

Về trách nhiệm của các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời được quy định tại Điều 16 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:

Trách nhiệm của các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình
1. Thực hiện các thủ tục về đề nghị chấp thuận độ cao của công trình theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này; chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Chấp hành các quy định về độ cao được cấp phép xây dựng và chịu trách nhiệm đầu tư lắp đặt, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cảnh báo hàng không đối với công trình.
3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về thực hiện cấp phép và các nội dung quy định trong giấy phép xây dựng, các văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không và lắp đặt hệ thống cảnh báo hàng không.

Theo đó ngoài việc phải tuân thủ thực hiện các thủ tục về đề nghị chấp thuận độ cao của công trình thì các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình còn phải:

- Chấp hành các quy định về độ cao được cấp phép xây dựng và chịu trách nhiệm đầu tư lắp đặt, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cảnh báo hàng không đối với công trình.

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về thực hiện cấp phép và các nội dung quy định trong giấy phép xây dựng, các văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không và lắp đặt hệ thống cảnh báo hàng không.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,713 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào